Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ấn Độ công bố video vụ phóng tên lửa diệt vệ tinh, gia nhập cường quốc vũ trụ

(DS&PL) -

Vụ phóng thử thành công giúp Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới sở hữu năng lực diệt vệ tinh, sau Nga, Mỹ và Trung Quốc.

Vụ phóng thử thành công giúp Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới sở hữu năng lực diệt vệ tinh, sau Nga, Mỹ và Trung Quốc.

 [presscloud]8762[/presscloud]

Quân đội Ấn Độ hôm nay (28/3) đã công bố video cuộc phóng thử tên lửa diệt vệ tinh nằm trong chương trình mang tên "Sứ mệnh Shakti" do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) phát triển.

Mục tiêu trong cuộc thử nghiệm là vệ tinh Microsat-R do Ấn Độ phóng lên không gian ngày 24/1. Nó hoạt động trên quỹ đạo có độ cao 260-285 km, bị đánh chặn khi bay qua vịnh Bengal ở độ cao 283 km. Giới phân tích cho rằng nhiều khả năng Microsat-R được phóng lên để làm mục tiêu cho PDV Mk II.

Quả đạn mang tên Phương tiện Phòng thủ Prithvi (PDV) Mk II được phát triển trên nền tảng tên lửa đạn đạo tầm ngắn Prithvi III và bổ sung thêm một tầng đẩy nhiên liệu rắn. Đầu đạn không dùng thuốc nổ mà diệt mục tiêu bằng động năng, được trang bị đầu dò hồng ngoại để tăng độ chính xác.

Trước đó, tờ Business Standard dẫn tuyên bố của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, vụ đánh chặn đã chính thức trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới có khả năng diệt vệ tinh sau Nga, Mỹ và Trung Quốc.

Tên lửa đánh chặn Ashwin được Ấn Độ phóng thử hồi năm 2016. Ảnh: Getty

"Ấn Độ đã đạt được cột mốc lịch sử và trở thành một cường quốc không gian. Chúng tôi đã thử thành công tên lửa diệt vệ tinh (ASAT) và bắn hạ mục tiêu đang hoạt động trên quỹ đạo cách mặt đất 300 km. Xin chúc mừng tất cả những người tham gia Nhiệm vụ Shakti", ông tuyên bố.

Trong khi đó, Madhavan Nair, cựu giám đốc cơ quan vũ trụ Ấn Độ ISRO nói rằng: "Ông Modi đã chọn thực hiện bước đi này để chứng tỏ rằng chúng tôi có năng lực trong lĩnh vực này. Nếu bất kỳ nước nào nhằm vào vệ tinh của Ấn Độ, chúng tôi có thể đáp trả kịp thời".

Theo China Daily, Trung Quốc đã bắn thử vệ tinh thành công lần đầu tiên vào năm 2007. Mỹ và Nga thử nghiệm các công nghệ tương tự vào những năm 80 của thế kỷ trước. Nhng hiện Mỹ chấm dứt thử nghiệm bắn hạ vệ tinh vì lo ngại nguy cơ tạo ra các mảnh rác cỡ lớn trong vũ trụ.

Nhưng theo vị cựu lãnh đạo của ISRO, thử nghiệm của Ấn Độ được thực hiện ở khí quyển tầm thấp để bảm đảm rằng rác sẽ phân mảnh và rơi xuống Trái đất trong vài tuần.

Ấn Độ vốn được xem là một cường quốc quân sự, bởi khả năng tự chủ trong việc sản xuất nhiều loại vũ khí hiện đại. Được đánh giá cao nhất vẫn là việc hợp tác với sản xuất vũ khí với Nga mà gần đây nhất là về việc sản xuất 750.000 khẩu AK-203, đây là mẫu súng mới và hiện đại nhất của dòng súng AK và nó vẫn sử dụng cỡ đạn 7,62 mm.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật