Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ăn cay chỉ 1 tuần/1 lần, nguy cơ đột quỵ giảm bất ngờ

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Một nghiên cứu trên 50.000 người đã tìm ra cách đơn giản để giảm 13-20% nguy cơ đột quỵ thông qua chế độ ăn uống.

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y học British Journal of Nutrition cho thấy thêm ớt vào vài bữa ăn trong tuần có thể giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, là loại phổ biến nhất, chiếm phần lớn các trường hợp đột quỵ.

Các tác giả từ Đại học Y khoa Quảng Tây (Trung Quốc) đã phân tích dữ liệu sức khỏe và chế độ ăn của hơn 50.000 người trưởng thành.

Chỉ cần ăn cay 1 lần trong tuần, nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ đã giảm tới 13%. 

Kết quả hết sức bất ngờ: Chỉ cần ăn cay 1 lần trong tuần, nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ đã giảm tới 13%.

Hiệu quả tăng lên tới 20% ở những người ăn cay ít nhất 3 lần trong tuần.

Tờ Daily Mail dẫn lời các nhà nghiên cứu giải thích rằng điều kỳ diệu này đến từ hợp chất capsaicin trong ớt, là thứ giúp ớt có vị cay đặc trưng.

Khi đi vào cơ thể, hợp chất này làm tăng quá trình trao đổi chất - tức tốc độ cơ thể tiêu hao năng lượng - khoảng 8%. Vì vậy một số nghiên cứu cũng đề xuất ăn cay như một biện pháp bổ sung để ngừa béo phì.

Nghiên cứu mới này một lần nữa chứng minh tác dụng thú vị của ớt lên tình trạng đột quỵ.

Ngay cả những người sống sót sau đột quỵ cũng sẽ hưởng lợi nếu thêm loại gia vị này vào bữa ăn.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí y học Journal of Stroke and Cerebrovascular Disease năm 2019 cho thấy những bệnh nhân đột quỵ được bổ sung capsaicin ít có khả năng mắc chứng khó nuốt, một vấn đề ảnh hưởng đến 80% nạn nhân của đột quỵ.

6 tác hại ít ngờ tới của việc ăn cay quá mức

Gây đau dạ dày

Khi ăn quá cay, dạ dày sẽ bị ảnh hưởng. 

Khi ăn quá cay, dạ dày sẽ bị ảnh hưởng. Những dấu hiệu của bệnh dễ dàng nhận biết như: Nôn ói, ợ chua, nóng rát dạ dày hoặc thậm chí gây nên tình trạng trào ngược dạ dày. Ngoài ra, mức độ cay càng mạnh thì tình trạng viêm loét dạ dày- tá tràng càng trở nên nặng hơn.

Gây mất ngủ

Khi sử dụng ớt hoặc gia vị cay trong bữa ăn, có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng lên, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ trong ngày. Chính vì vậy, ăn quá nhiều đồ cay là nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ.

Mất cảm giác ngon miệng với thực phẩm tự nhiên

Một nghiên cứu khoa học tại Hoa Kỳ cho thấy những người thường xuyên sử dụng ớt hay đồ ăn cay quá mức trong bữa ăn hàng ngày có thể khiến cho vị giác của lưỡi quá tải. Điều này dẫn đến việc khả năng tiếp nhận các chất trong thực phẩm bị ảnh hưởng, thậm chí làm mất cả khả năng phân biệt vị. Do vậy, chúng ta chỉ nên nên ăn cay 2-3 lần/tuần và ăn với tần suất ngắt quãng, không nên ăn quá thường xuyên.

Gây nóng trong người

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc sử dụng nhiều ớt và gia vị cay với tần suất thường xuyên cùng với mức độ cay nhiều có thể gây nên tình trạng loét miệng hoặc nổi mụn nhọt, nóng rát ở hậu môn cũng như các cơ quan khác,... Bên cạnh đó, trong bột ớt hoặc ớt tươi khi bị mốc sẽ hình thành chất độc aflatoxin, có khả năng gây ngộ độc và các bệnh ung thư.

Gây nổi mụn

Thực phẩm cay nóng có tính hút ẩm, do đó sẽ khiến cho làn da trở nên thô ráp. Đồng thời, hợp chất cay nóng còn gây kích thích làn da khiến cho da dễ bị nổi mụn hơn. Bởi vậy, những người có trạng thái da khô nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn cay nóng, có hàm lượng muối cao,...

Không tốt cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo đồ ăn cay sẽ ảnh hưởng đến mẹ và bé. Đặc biệt, mẹ mang thai ăn đồ cay nhiều có thể gây nên các bệnh dị ứng cho trẻ sau này hoặc khi trẻ sinh ra dễ bị rôm sảy, nóng trong người.

Còn với các bà mẹ đang trong thời gian cho con bú cũng được khuyến cáo không nên sử dụng thực phẩm quá cay. Bởi, nồng độ chất cay có thể đi qua sữa và ảnh hưởng đến trẻ. Mặt khác, phụ nữ thời gian mới sinh ăn quá nhiều chất cay cũng gây nên tình trạng nóng trong, khó ngủ,... ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

Tin nổi bật