Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ái nữ nhà đại gia Việt và áp lực người thừa kế ngàn tỷ

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Với các ái nữ con nhà đại gia Việt, việc kế nghiệp công việc và gia sản “khủng” của bố mẹ vừa là áp lực cũng vừa là cơ hội.

(ĐSPL) - Với các ái nữ con nhà đại gia Việt, việc kế nghiệp công việc và gia sản “khủng” của bố mẹ vừa là áp lực cũng vừa là cơ hội. Không ít trong số họ đã phải gác lại ước mơ riêng của mình để đi theo con đường kinh doanh của bố mẹ.

Thông tin trên Vietnamnet, trong bài trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNBC (chuyên về thông tin kinh tế và thị trường tài chính của Mỹ) mới đây, ông Trần Quý Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát, nói về ý định trong tương lai giao quyền điều hành doanh nghiệp cho cô con gái Trần Uyên Phương: “Kế thừa công việc kinh doanh không phải là một món lợi, đó là một trách nhiệm”.

Trong vài năm qua, có khá nhiều chủ doanh nghiệp tiến hành các bước “chuyển giao quyền lực” cho những người con của mình – trong đó chiếm hơn một nửa là các ái nữ trẻ tuổi. Các hình thức chuyển giao bao gồm chuyển giao tài sản (chuyển nhượng cổ phiếu số lượng lớn), bổ nhiệm tham gia bộ máy quản lý – điều hành hoặc thậm chí là giao hẳn quyền điều hành doanh nghiệp khi người chủ lui vào hậu trường…

Nguyễn Ngọc Mỹ, con gái ông Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch Tập đoàn Alphanam.

Có thể kể ra hàng loạt cái tên “đình đám” như: Lê Thu Thuỷ, con gái bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Seabank, giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng này; Nguyễn Ngọc Mỹ, con gái ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Tập đoàn Alphanam, sở hữu lượng cổ phiếu lên đến 2 triệu USD, Trần Phương Ngọc Giao, con gái bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) sở hữu số cổ phiếu PNJ lên đến 144 tỉ động, xếp hạng 116 trong số những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam…

Với nhiều người “ngoài cuộc”, việc những cô gái trẻ đó khởi nghiệp từ những “bệ phóng hoành tráng” như vậy được coi là điều may mắn. Thành công nếu có đến với họ thì cũng là điều đương nhiên và hẳn rất dễ dàng. Tuy nhiên, thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Phần lớn những “ái nữ” sinh ra trong nhung lụa, vật chất đầy đủ ấy đều đã phải trải qua một quá trình học tập, phấn đấu miệt mài. Ngay cả khi đã được “giao ghế” thì họ cũng phải chấp nhận sự khốc liệt của thương trường.

“Lớn lên, tôi biết được rằng để tồn tại, chúng ta phải có kỷ luật, chúng ta không được bỏ hoặc chiều lòng theo bản thân mình. Đó là nguyên tắc mà tôi áp dụng trong kinh doanh”, Trần Uyên Phương luôn tâm niệm về lời dạy của cha mình khi đối mặt với nhiều thách mà thực tế đặt ra, ngay từ khi vừa nắm giữ chức Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát lúc tuổi đời chỉ mới xấp xỉ 30. Được biết trung bình mỗi ngày cô phải làm việc tới 16 tiếng để giải quyết các công việc, nhiều khi phải làm việc trong điều kiện áp lực tâm lý hết sức nặng nề, căng thẳng.

Với Nguyễn Ngọc Mỹ, việc nắm trong tay một lượng cổ phiếu lớn của doanh nghiệp thuộc sở hữu của cha mình cũng thực sự là “gánh nặng”. Đặc biệt, trong năm 2015, khi giá cổ phiếu Alphanam bị huỷ niêm yếu, tài sản hao hụt, cô cùng các cộng sự phải “lao tâm khổ tứ” tìm cách duy trì sự ổn định và cơ hội phục hồi.

Chẳng những thế, để giữ vững những gì thế hệ trước đã khổ công xây dựng, không ít ái nữ đã phải từ bỏ ước mơ riêng của mình để đi theo con đường kinh doanh của bố mẹ.

Từ bỏ giấc mơ làm cô giáo, Đặng Huỳnh Ức My trở thành "công chúa" ngành mía đường.

Thông tin trên Trí thức trẻ, khi bắt đầu suy nghĩ về những lựa chọn nghề nghiệp, ái nữ của đại gia Đặng Văn Thành (người sáng lập Tập đoàn Thành Thành Công), cô Đặng Huỳnh Ức My có những ước mơ riêng của mình. Cô đã rất thích trở thành cô giáo.

Nhưng vì thương cha, thương mẹ, thương công sức, tâm huyết mà họ đã bỏ ra, Ức My đã tự biến ước mơ chung của "gia đình lớn” hòa quyện vào đại gia đình Thành Thành Công.

Cô quyết định “ăn cây nào, rào cây ấy”, tiếp nhận và góp phần phát triển cơ nghiệp của bố mẹ. Cô nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trên thương trường.

Hiện nữ doanh nhân tài giỏi này đang giữ những trọng trách lớn như Chủ tịch HĐQT tại Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT) và nắm giữ hơn 3,9 triệu cổ phiếu, Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà (BHS) sở hữu hơn 1,5 triệu cổ phiếu.

Phải từ bỏ nghề giáo viên nhưng cô Đặng Huỳnh Ức My vẫn tìm cách trải nghiệm với nghề mà mình yêu thích ngay chính trong công việc kinh doanh. Cô cho biết: Cô vẫn “đang học” để làm cô giáo mỗi ngày. Bởi vai trò lãnh đạo của Đặng Huỳnh Ức My cũng không khác gì vai trò của một người thầy - người phải có bản lĩnh tạo ra sức ảnh hướng bởi sự chia sẻ để dẫn dắt người khác.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Tin nổi bật