Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ai đứng sau đường dây “chạy” chế độ bệnh binh ở Hải Dương?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Tin lời đường mật của một số đối tượng phao tin có thể làm chế độ bệnh binh, nhiều người ở Ninh Giang, Hải Dương đã vay mượn tiền để đưa cho chúng.

(ĐSPL) - Tin lời đường mật của một số đối tượng phao tin có thể làm chế độ bệnh binh, nhiều người đã vay mượn tiền để đưa cho chúng với tổng số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. 
Phản ánh đến đường dây nóng báo Đời sống và Pháp luật, một số người dân huyện Ninh Giang- Hải Dương cho biết, tin lời đường mật của một số đối tượng phao tin có thể làm chế độ bệnh binh, nhiều người đã vay mượn tiền để đưa cho chúng với tổng số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Theo tìm hiểu từ một số nạn nhân trong vụ việc này, hai đối tượng lừa tiền là Trịnh Văn Kỳ (SN 1957) và Lê Thái Loạn, đều trú trên địa bàn huyện Ninh Giang (Hải Dương).
Lộ diện đường dây chạy chế độ với số tiền “khủng”
Theo tìm hiểu của PV báo Đời sống và Pháp luật, do nắm bắt được thông tin một số người dân trong huyện Ninh Giang (Hải Dương) có nhu cầu “chạy” chế độ bệnh binh để thay thế cho chế độ cũ đã hết hạn, Trịnh Văn Kỳ (SN 1957) xã Hồng Thái và Lê Thái Loạn (chừng 50 tuổi) xã Ninh Hải (đều ở huyện Ninh Giang – Hải Dương) tiếp cận rồi dụ dỗ họ. Chúng yêu cầu họ đưa tiền chi phí để lo chạy thủ tục làm chế độ bệnh binh mới. Nhưng khi cầm trên tay số tiền “khủng” hai “cò” này đã mất hút, mọi người truy hỏi thì chỉ nhận được câu “đang lo, vẫn chưa xong”.
Để làm rõ thông tin này, PV báo Đời sống và Pháp luật đã tìm về Ninh Giang tìm hiểu sự việc và tiếp xúc với hàng chục người dân lam lũ quê mùa đã mắc lừa cò Kỳ và Loạn với tổng số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, trong số đó chỉ một vài trường hợp đòi lại được tiền, còn đâu vẫn “bặt vô âm tín” .

Giấy biên nhận của ông D. và Kỳ.

Tìm về nhà ông Bùi Văn D. ở thôn Tiền Liệt, xã Tân Phong (Ninh Giang) người bị Trịnh Văn Kỳ lừa đưa tiền chi phí chạy chế độ bệnh binh với số tiền 55 triệu đồng. Kể từ ngày đưa tiền cho Kỳ đến nay đã nhiều tháng trôi qua nhưng ông D. vẫn chưa được nhận chế độ bệnh binh, gặp Kỳ đòi lại tiền thì không được. Nước mắt lưng tròng, khuôn mặt khắc khổ, ông D. tâm sự: Sau khi rời quân ngũ trở về địa phương năm 1982, ông D. nộp hồ sơ lên ban chỉ huy quân sự xã Tân Phong để được làm chế độ hưởng trợ cấp bệnh binh 3. Tuy nhiên, do chưa đủ giấy tờ  nên hồ sơ của ông D.  chưa được duyệt. “Cuối năm 2013, sau khi được sự giới thiệu của một số người về việc ông Kỳ có thể  “chạy” được chế độ bệnh binh, tôi đã tìm đến. Sau đó, ông Kỳ đến nhà, xem xét hồ sơ của tôi và nói làm được”, ông D. chia sẻ.
Theo hướng dẫn của Kỳ, ông D. đã hoàn tất các thủ tục cần thiết. Ngày 22/11/2013 Kỳ yêu cầu ông D. nộp 55 triệu đồng để  làm chi phí lo việc, có biên nhận viết tay, chữ ký của hai người. “Đến nay đã qua thời gian hẹn rất lâu mà việc của tôi vẫn chưa có tiến triển, chế độ chưa thấy đâu, tiền thì không đòi lại được. Số tiền đó ở quê không phải là nhỏ...”, ông D. nghẹn ngào.
Cũng vướng vào đường dây chạy chế độ của “cò” Kỳ là trường hợp của ông Nguyễn Văn T. ở thôn  Tiền Liệt, xã Tân Phong. Cũng nghe theo những lời lẽ ngon ngọt của Kỳ, gia đình ông bây giờ hàng tháng phải trả khoản tiền lãi lớn cho ngân hàng. Trao đổi với PV, ông T. cho biết, từng là cựu thanh niên xung phong và hưởng chế độ bệnh binh, đến năm 1979 thì hết hạn. Cuối năm 2013, qua sự giới thiệu của người dân trong thôn “cò”  Kỳ tiếp cận với ông và hứa hẹn sẽ lo được chế độ bệnh binh cho ông T., sau đó Kỳ còn hứa chạy chế độ cho cả vợ ông T. là bà Nguyễn Thị D.. Tin theo lời Kỳ, ông T. đã vay lãi ngân hàng đưa cho Kỳ với số tiền 94 triệu đồng nhưng đến nay vợ chồng ông vẫn không nhận được chế độ bệnh binh mà đòi lại tiền thì không được.
Tâm sự với PV,  bà D. vẻ mặt thất thần: “Khổ lắm các chú ạ, nghe theo lời ông ta, vợ chồng tôi lúc đó chạy vạy vay mượn nhưng không có. Cuối cùng làm liều vay lãi ngân hàng để đưa cho họ. Nhưng đến nay tiền lãi ngân hàng vẫn phải đóng hàng tháng mà tiền chế độ thì không thấy đâu. Đã nhiều lần đến hỏi nhưng ông ta hứa hẹn lên xuống. Lần gần đây nhất, ngày 7/7/2014, ông Kỳ khẳng định với vợ chồng tôi sẽ được hưởng chế độ trong vài tháng tới. Giờ thì tôi không tin gì ông ấy nữa, chỉ mong cơ quan pháp luật vào cuộc để chúng tôi được lấy lại tiền...”.
Ông Q. kể lại việc bị lừa cho PV.
Gia đình ông Trần Văn Q. ở thôn Đồng Cao, xã Đông Xuyên (Ninh Giang) cũng là một nạn nhân trong vụ lừa đảo này, nhưng may mắn lấy lại được tiền. Trao đổi với PV, ông Q. cho biết, ông nhập ngũ năm 1978, chiến đấu ở chiến trường Campuchia đến năm 1982 thì xuất ngũ trở về địa phương. Năm 1985 ông Q. đi giám định sức khỏe và được hưởng chế độ bệnh binh 3, thời hạn hưởng chế độ là 30 tháng. Sau khi hết hạn hưởng trợ cấp, đến tháng 4/2014, ông Lê Thái Loạn đến tìm ông Q., nói sẽ giúp ông  làm hồ sơ để hưởng chế độ lại và cam kết sẽ được thụ hưởng chế độ sau khi làm thủ tục xong. “Ông ấy gợi ý với gia đình tôi chi 23 triệu đồng để ông ấy lo mọi thủ tục. Tin lời, gia đình vay mượn đủ tiền đưa cho ông ấy. Nhưng sau khi tìm hiểu và biết những quy định để được hưởng chế độ, tôi đã nhờ người tìm ông Loạn và lấy được 20 triệu đồng. Nhìn tôi tàn tật nên may cho gia đình tôi ông ấy cũng đã trả lại. Tôi may mắn được trả lại chứ trong thôn này bây giờ còn 6 -7 người vẫn chưa lấy lại được tiền đâu...”, ông Q. cho biết thêm.
Theo tìm hiểu của PV, hai đối tượng “cò” chạy chế độ Kỳ và Loạn đã “dụ” được gần hai chục trường hợp người dân có nhu cầu “chạy” chế độ của một số xã trên địa bàn huyện Ninh Giang.
Đang điều tra truy xét vụ việc
Qua tiếp xúc với nhiều nạn nhân trong đường dây này, họ đều  bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc điều tra để làm rõ sự việc và hy vọng lấy lại được số tiền đã đưa cho “cò”. PV có mặt tại xã Đồng Xuyên (Ninh Giang – Hải Dương), nơi có nhiều người bị các đối tượng “cò mồi” dùng lời lẽ dụ dỗ làm chế độ. Trao đối với chúng tôi, ông Ngô Xuân Hưng, Ban chỉ huy quân sự xã Đông Xuyên cho biết: “Sự việc này rất khó để xử lý các đối tượng vì các nạn nhân đều tự nguyện đưa tiền trước đó. Khi biết sự việc, chúng tôi đã vận động, tuyên truyền trên loa để người dân không tiếp tục bị các đối tượng dụ dỗ, lừa đảo chạy chế độ chính sách...”.
Thượng tá Đỗ Văn Đình, Chính trị viên ban Chỉ huy quân sự huyện Ninh Giang cho biết, ban chỉ huy quân sự huyện Ninh Giang đã tiếp xúc với từng người dân bị lừa, qua đó được biết hầu hết những người đưa tiền cho Kỳ và Loạn để nhờ chạy chế độ thuộc đối tượng hưởng chế độ bệnh binh có thời hạn và đã hết hạn được hưởng. Việc chạy chế độ là do một số người dân không nắm rõ về những quy định hiện hành. Tuy nhiên, dư luận đang đặt ra câu hỏi, liệu có ai đứng sau và tiếp tay cho những đối tượng “cò chế độ” này làm mưa làm gió trên địa bàn?
Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, một đại diện lãnh đạo Công an huyện Ninh Giang cho biết, từ khi sự việc được người dân trình báo, cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Ninh Giang đã cử lực lượng công an xuống địa phương tìm hiểu, gặp gỡ các cá nhân đưa tiền cho hai đối tượng trên. Hiện vụ việc đang được Công an huyện Ninh Giang tiếp tục điều tra làm rõ và sẽ thông tin tới bạn đọc báo Đời sống và Pháp luật khi có kết luận cuối cùng.        
Vụ việc có dấu hiệu lừa đảo
Theo tìm hiểu thông tin được biết, những người nhờ “cò” Kỳ và Loạn “chạy” chế độ đều thuộc vào nhóm đối tượng hưởng chế độ bệnh binh có thời hạn và hiện đã hết hạn. Những trường hợp này không thuộc chức năng giải quyết của bộ Quốc phòng. Còn đối với những trường hợp xét duyệt mới, quy trình xét duyệt cũng rất chặt chẽ, phải thông qua Hội đồng Chính sách của xã, phường, thị trấn xét duyệt rồi chuyển đến ban Chỉ huy quân sự huyện. Sau khi ban Chỉ huy quân sự huyện thẩm định, nếu đủ các điều kiện mới trình cấp trên để xét duyệt.  Một số đối tượng nhận tiền của người dân và hứa sẽ “chạy” được chế độ là có dấu hiệu của hành vi lừa đảo vì việc “chạy” chế độ là không thể thực hiện được.
 

Tin nổi bật