Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ai bảo vệ người chuyển giới bị hiếp dâm?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Nếu một người nam chuyển giới sang nữ mà bị hiếp dâm thì sẽ không được pháp luật bảo vệ bởi trên giấy tờ, đó là nam giới. Pháp luật hình sự chưa quy định vấn đề này.

(ĐSPL)– Nếu một người nam chuyển giới sang nữ mà bị hiếp dâm thì sẽ không được pháp luật bảo vệ bởi trên giấy tờ, đó là nam giới. Pháp luật hình sự chưa có quy định về vấn đề này.

Vì không được đổi tên hay chứng minh thư, không được công nhận giới tính sau khi phẫu thuật, nên người chuyển giới đang trở thành những người vô hình trong pháp luật Việt Nam.

Một người chuyển giới từ nam sang nữ bày tỏ mong muốn xã hội sẽ có cái nhìn bao dung hơn để cho những người chuyển giới có một lối thoát.

Trong cuộc hội thảo với chủ đề: “Chuyển giới: Người vô hình trong pháp luật Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) tổ chức ngày 26/6, Th.S Lê Quang Bình – Viện trưởng iSEE nhận định rằng, người chuyển giới luôn gặp nhiều khó khăn hơn người đồng tính. Đó là những khó khăn liên quan đến công ăn việc làm và cuộc sống ổn định. Người chuyển giới không chỉ bị nhà trường hay xã hội kỳ thị, mà nhiều khi, sự kỳ thị ấy xuất phát từ chính gia đình và bố mẹ của họ. Chính vì thế, ngay từ khi đi học họ đã gặp nhiều khó khăn, không có nhiều cơ hội học lên cao, cũng ít có công ăn việc làm ổn định, dẫn đến đói nghèo và khó khăn về kinh tế.

“Trong thâm tâm của những người chuyển giới luôn trăn trở một câu hỏi “Tôi là ai?”, bởi cho đến nay, ở Việt Nam chưa cho phép phẫu thuật chuyển giới, cũng chưa cho phép thay đổi tên, chứng minh thư…, gây khó khăn cho công việc và cuộc sống của họ, thậm chí, họ không có được cái quyền kết hôn với người mình yêu – Ông Bình chia sẻ.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cũng cho rằng, chính vì những lý do đó mà giờ đây, những người chuyển giới trở thành những người dễ bị tổn thương nhất, sự tồn tại của họ không xã hội chấp nhận, họ là những người nằm ngoài vòng pháp luật, không được pháp luật bảo vệ trong bất cứ trường hợp nào.

Cùng với quan điểm đó, TS Phạm Quỳnh Phương (Viện nghiên cứu Văn hóa) lấy một dẫn chứng cụ thể: “Mới đây thôi, có một người chuyển giới vừa qua đời vì tự tiêm hooc-mon quá liều. Đó thực sự là một câu chuyện đau lòng. Có chuyện đó là vì không có bất cứ một cơ sở y tế nào giúp cô ấy làm việc trong việc tiêm hooc-mon. Vì vậy tôi nghĩ, nếu luật của chúng ta không thay đổi, thì sẽ vẫn còn tồn tại những trường hợp đau lòng như thế”.

Ông Lương Thế Huy – Cán bộ pháp lý của tổ chức iSEE nhấn mạnh thêm: “Vì không được thay đổi giấy tờ hay tên tuổi, nên những người chuyển giới hầu như không có cơ hội được kết hôn với người mình yêu. Thêm nữa, giả sử trong trường hợp một người nam chuyển giới sang nữ mà bị hiếp dâm thì sẽ không được pháp luật bảo vệ bởi trên giấy tờ, đó là nam giới, mà trong pháp luật hình sự, không có quy định về việc nam giới bị hiếp dâm”.

Theo các chuyên gia tại hội thảo, nhiều người cho rằng, nếu chính sách của nước ta không thay đổi, thì người chuyển giới sẽ vẫn mãi nằm trong vòng luẩn quẩn không có lối thoát.

Một người chuyển giới nữ ở TP HCM gửi tâm sự: “Em dùng thuốc kích thích, nói chung cái nào em cũng xài hết, ma túy tổng hợp, thuốc uống, tiêm, em dùng lưỡi lam rạch vào tay sau khi cãi lộn với người yêu, châm thuốc lá vào người sau khi cãi nhau với mẹ”.

Một người khác chuyển giới từ nam sang nữ (25 tuổi) chia sẻ trước cảm giác bị phân biệt đối xử và kỳ thị trong cộng đồng: “Ra đường ấy, em gặp mẹ em mà mẹ em không dám nhận, giống như gia đình bỏ em rồi. Lúc đó em buồn bã và đã nghĩ đến tự tử”.

Chung quy lại, người chuyển giới vẫn mãi chìm trong một ma trận rào cản, vòng luẩn quẩn không lối thoát: Bị xã hội kỳ thị - Học vấn thấp – Không có bằng cấp - Không có việc làm – Làm những việc bị xã hội dè bỉu - Càng bị kỳ thị - Nghèo đói nhất trong xã hội.

Chính vì vậy, nhiều người chuyển giới có mặt trong buổi hội thảo bày tỏ mong muốn được xã hội công nhân, quan tâm và bảo vệ tốt hơn các quyền nhân thân của người chuyển giới như quyền phẫu thuật xác định lại giới tính, quyền đổi tên, quyền được thừa nhận giới tính mới sau khi phẫu thuật. Còn các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc xã hội và Nhà nước ta phải thừa nhận và có biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người chuyển giới trên cả phương diện pháp lý và trong đời sống thực tế.

Tin nổi bật