Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Ác phụ độc dược thành La Mã": 3 đời chồng vẫn xinh đẹp như một đóa hồng

(DS&PL) -

Hoàng hậu được đánh giá là người phụ nữ tuyệt sắc nhưng lại là người có các âm mưu tàn độc, nhằm độc chiếm quyền lực.

Hoàng hậu được đánh giá là người phụ nữ tuyệt sắc nhưng lại là người có các âm mưu tàn độc, nhằm độc chiếm quyền lực.

Hoàng hậu La Mã Julia Agrippina nổi tiếng xinh đẹp thông minh song vô cùng tàn bạo. Ảnh: historyextra.com

Hoàng hậu La Mã Julia Agrippina, còn được gọi là Agrippina the Younger, sống từ năm 15 đến năm 59 sau Công nguyên.

Mẹ Agrippina là Vipsania Agrippina (Agrippina the Elder) - cháu gái của hoàng đế đầu tiên được phong thần Augustus, trong khi cha cô là Germanicus vừa là con nuôi của hoàng đế Tiberius vừa là cháu ruột của Mark Antony. Họ đã từng là cặp đôi được yêu thích nhất của Rome. Tuy nhiên, trước khi Agrippina 20 tuổi, cả cha mẹ cô đều đã chết và người ta tin rằng Tiberius đã sát hại cả hai.

Các thành viên có ảnh hưởng trong gia đình của cô đã khiến Agrippina trở thành một thế lực đáng chú ý, nhưng cuộc đời của cô tràn ngập những tranh cãi và bà cũng qua đời một cách đầy tai tiếng.

Ngay từ thuở nhỏ, Agrippina đã được nuôi dưỡng trong môi trường xa hoa giàu có với cung cách quý tộc, áo quần lúc nào cũng thơm nức, trang sức lấp lánh khắp cả người, gia nhân người hầu lúc nào cũng bao quanh.

Do được thừa hưởng nét đẹp từ mẹ, Agrippina đã sớm lớn lên trở thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp. Sử sách ghi lại Agrippina có mái tóc vàng óng như ánh mặt trời, đôi mắt trong xanh như đại dương và đôi môi thì đỏ thắm như hoa hồng. 

Nàng luôn xuất hiện với thần thái cao quý mà bất kỳ người đàn ông nào trông thấy cũng xiêu lòng. Năm nàng 10 tuổi, cha của Agrippina đột ngột qua đời, nàng được mẹ và bà cố nuôi dưỡng. Đến năm 13 tuổi, Agrippina được hoàng đế tác hợp kết hôn với một nhà quý tộc khác. Sau này hai người có với nhau một người con trai tên Lucius Domitius Ahenobarbus, hay còn được gọi là Nero.

Có thể nói, tuổi thơ và thời thanh xuân của Agrippina trôi đi trong yên ả, cho đến nàng nhận thức được rằng trên đời này chỉ có quyền lực là tuyệt đối, cũng chỉ có quyền lực mới có thể bảo toàn cho nàng có một cuộc sống giàu có muôn đời. Những suy nghĩ này đã biến nàng trở thành ác phụ tàn bạo nhất La Mã về sau.

Hai lần tái giá

Agrippina kết hôn vào năm 13 tuổi với người anh họ lớn hơn nhiều tuổi của mình, Gnaeus Domitius Ahenobarbus.

Hai người sống bình lặng với nhau tại một địa điểm ngoại thành La Mã, không được biết đến nhiều. Chỉ biết, họ có với nhau một người con chung, tên là Lucius Domitius Ahenobarbus, hay còn được gọi là Nero.

Mọi thứ thay đổi khi Agrippina 22 tuổi, Tiberius qua đời và anh trai Caligula (hay Gaius) của cô, người được biết đến với tên gọi Caligula, trở thành hoàng đế.

Vua Caligula.  Ảnh: AP

Ưu tiên hàng đầu của vua Gaius là khôi phục danh tiếng của gia đình sau nhiều thập kỷ bị Tiberius gây ác cảm, vì vậy ông đã kéo cả ba chị em gái của mình vào trung tâm của nhà nước La Mã.

Ông đã trao cho tất cả những vinh dự mà nhà nước có thể trao tặng, bao gồm cả việc trao cho họ quyền của các Trinh nữ Vestal.

Vì có anh trai là Hoàng đế, lại được hết mực nuông chiều nên Agrippina được ban cho rất nhiều đặc ân. Ngoài ra, ông vua trẻ thậm chí còn yêu thương em gái mình đến nỗi cho khắc hình em gái cùng với mình trên đồng tiền mới.

Một thời gian ngắn sau đó, hoàng đế lao vào những cuộc chiến quyền lực và sa đà vào những mỹ nhân, bỏ quên cô em gái Agrippina. Cảm thấy mình bị xem thường,  Agrippina liền bày mưu hãm hại chính anh ruột của mình.

Bà đã cấu kết với anh rể tạo phản, mưu sát hoàng đế. Âm mưu bất thành khiến người anh rể mất mạng. Julia vì tình máu mủ, được Hoàng đế tha tội, nhưng bị đày ra vùng biển đảo xa xôi.

Đầu năm 40, Caligula cùng vợ con bị sát hại, chú ruột của ông ta là Claudius lên ngôi. Sau một năm lưu đày, Agrippina được hoàng đế mới cho phép trở về La Mã với đứa con trai đã được phục hồi quyền thừa kế. Lúc này, chồng nàng đã chết.

Để khỏi chịu cảnh phòng the lạnh lùng, Agrippina tìm cách quyến rũ một nhà quý tộc tên là Galba nhưng không thành, thậm chí phải chịu nhục khi bị mẹ vợ ông ta lăng nhục và tát vào mặt ngay trước mặt nhiều vị phu nhân khác.

Sau đó, hoàng đế đã thu xếp cho chồng của Domitia (người cô đã nuôi nấng con trai nàng), một người rất có thế lực, ly dị để cưới nàng. Sử sách không nói đến chuyện cặp đôi này có yêu đương nồng thắm hay không, chỉ biết rằng chỉ ít lâu sau, vào năm 47, người chồng cực kỳ giàu có này đột tử. Người ta cho rằng chính Agrippina đã dùng thuốc độc để hạ sát chồng bởi sau đó, nàng trở thành chủ sở hữu lãnh địa rộng lớn cùng tài sản khổng lồ.

Tiếp tục sống cảnh góa phụ trong 2 năm trong một cơ ngơi hoành tránh, khao khát về quyền lực vẫn chưa khiến Agrippina thỏa mãn. Đúng lúc, Hoàng hậu của Hoàng đế tại vị, tức là thím họ hàng xa của Agrippina bị xử tử vì bị mưu phản. Nhân cơ hội này, với sự giúp sức của nhan sắc vẫn còn muôn phần xinh đẹp, nàng tìm đường trở thành người phụ nữ cao quý nhất La Mã bằng cách lấy chính chú mình Claudius. 

Julia trở thành Hoàng hậu mới của La Mã. Ảnh minh họa

Agrippina trở thành Hoàng hậu mới của La Mã, dưới một người trên vạn người. Hoàng đế cưng chiều nàng, cho nàng bất cứ thứ gì nàng muốn, quyền lực, tài sản, vàng bạc châu báu, không thiếu thứ gì. Đáng tiếc, với lòng tham không đáy và sự mưu mô được mài dũa bao năm qua, Julia vẫn chưa thôi ác độc.

Nàng lập kế khiến Hoàng đế La Mã ghẻ lạnh con trai ruột của mình. Xong nàng ngọt ngào khuyên Hoàng đế nên lập con trai Nero mình trở thành người kế vị. Tất nhiên, vì quá sa đà vào mỹ mạo của người phụ nữ tàn ác này, Hoàng đế răm rắp nghe theo, dù cho khi ấy, rất nhiều đại thần trong Hoàng tộc đã phản đối kịch liệt.

Agripina đã thẳng tay hạ sát chính con riêng của Hoàng đế, bằng loại nấm độc quen thuộc. Không dừng lại, Agripina còn hạ độc chính chồng mình, cũng là người họ hàng xa, để con trai Nero trở thành hoàng đế La Mã khi mới 17 tuổi.

Trở thành Hoàng Thái hậu La Mã ở tuổi 39, Agripina nắm trong tay quyền lực tuyệt đối và không ai dám trái lệnh.

Việc Agrippina có sức mạnh ngang bằng với Nero được thể hiện rõ ràng trong hình tượng trên các đồng tiền và phù điêu từ thời này. Cả hai khuôn mặt của họ đều được mô tả trên tiền đúc, và trong một số trường hợp, họ đối mặt với nhau, đầu của họ có kích thước bằng nhau và tầm quan trọng như nhau. Trong một tác phẩm điêu khắc, Agrippina được miêu tả là hiện thân của thành Rome , đội vương miện cho đứa con trai nhỏ của cô.

Tuy nhiên, trong vòng vài tháng, Nero bắt đầu cố gắng thực thi các vai trò của mình trong cung điện. Ông không muốn mẹ mình có mặt tại các sự kiện chính trị và để làm rõ quan điểm của mình, anh đã công khai làm nhục bà nhiều lần trước các phái đoàn nước ngoài và các quan chức La Mã. Ông thậm chí đã đuổi bà ra khỏi cung điện để hạn chế quyền lực của cô.

Tuy nhiên, Agrippina có ý thức mạnh mẽ về khả năng của bản thân và năm năm kinh nghiệm điều hành một đế chế, vì vậy cô đảm bảo rằng tiếng nói của mình sẽ được lắng nghe.

Đồng tiền La Mã in hình Nero và hoàng hậu Julia Agrippina.

Sự sụp đổ của Agrippina

Vào năm 59 sau Công Nguyên, Nero mất kiên nhẫn khi nghe thấy giọng nói của mẹ mình. Ông đã yêu một người phụ nữ không phù hợp tên là Poppaea, và muốn được tự do kết hôn với cô ấy. Ông cũng biết đàn ông mà nghe lời phụ nữ thì chỉ có thể bị phỉ báng là nữ tính nhu nhược. Vì Agrippina vẫn còn nổi tiếng, ông ấy rất muốn duy trì sự ủng hộ của công chúng nên quyết định cách tốt nhất là xử lý dưới hình thức một vụ tai nạn. Ông ta đã chế tạo một chiếc thuyền lừa có thể chìm cùng Agrippina trên tàu, dìm bà xuống vịnh ngoài khơi thị trấn Baiae.

Nhưng có vẻ như Nero không biết Agrippina là một vận động viên bơi lội. Bà sống sót sau nỗ lực chìm tàu. Nghe tin, Nero hoảng sợ và cử 3 người đàn ông đến biệt thự của cô để sát hại mẹ mình.

Agrippina chết vì nhìn thẳng vào mắt những kẻ giết mình và giữ vững lập trường của mình. Bị gọi là kẻ phản bội, bà đã bị từ chối tổ chức tang lễ cấp nhà nước và được chôn cất trong một ngôi mộ không được đánh dấu. Bà qua đời ở tuổi 43. Nero mất đi sự nổi tiếng và triều đại của ông không bao giờ phục hồi. 

Agrippina mặc dù là một kẻ giết người máu lạn song là một nhà cai trị xuất sắc. Bà đã giám sát một thập kỷ cai trị hòa bình của La Mã và mở đầu cho sự kết thúc của một triều đại. Bà đã học được từ những người đi trước cách để thành công và dạy con trai mình cách trở nên tàn nhẫn.  Bà được lưu danh sử sách đến ngày nay với tên gọi "ác phụ độc dược thành La Mã".

Mộc Miên (Theo historyextra.com)

Tin nổi bật