Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

9X chi gần 20 triệu đồng thuê người yêu về nhà ăn một bữa cơm gia đình dịp Tết

(DS&PL) -

Tuy vấp phải nhiều lời chỉ trích, cũng như sự phản đối gay gắt từ dư luận, thế nhưng dịch vụ cho thuê người yêu về quê ăn Tết vẫn đang ăn nên làm ra ở Trung Quốc.

Tuy vấp phải nhiều lời chỉ trích, cũng như sự phản đối gay gắt từ dư luận, thế nhưng dịch vụ cho thuê người yêu về quê ăn Tết vẫn đang ăn nên làm ra ở Trung Quốc.

Từ xưa tới nay, thế hệ những người lớn tuổi trọng tư tưởng truyền thống ở Trung Quốc luôn có xu hướng đặt hôn nhân lên trước mọi việc. Họ không ngừng thúc ép con cháu mình phải sớm yên bề gia thất khi đã đến tuổi cập kê. Bởi trong suy nghĩ của người lớn, thà rằng có một cuộc hôn nhân tồi tệ còn hơn là phải sống cô độc một mình.

Ảnh minh hoạ.

Thế nhưng, xã hội ngày càng phát triển khiến cho nhiều người trẻ quá bận rộn đến nỗi không có thời gian để yêu đương, hẹn hò. Hoặc cũng có thể vì nhiều lý do khác nhau mà họ lựa chọn cuộc sống độc thân, tự do tự tại. Trong khi đó, các bậc trưởng bối lúc nào cũng sốt sắng giục họ chuyện cưới xin, đặc biệt là trong những kỳ nghỉ Tết cả gia đình sum vầy bên nhau.

Chính vì vậy, để có thể "sống sót" qua mùa Tết, nhiều người trẻ đã phải tìm đến một giải pháp khá tốn kém, đó là thuê người yêu về quê ăn Tết.

Vài năm trở lại đây, dịch vụ cho thuê người yêu đang ngày càng phát triển hơn tại Trung Quốc với mức giá dao động từ 500-2.000 tệ (tương đương 1,6-6,5 triệu đồng)/đêm. Tuy nhiên, Tết năm nay giá cả có phần tăng cao hơn một chút, khi nhiều cư dân ở đô thị về quê ăn Tết. Thậm chí, một chàng trai độc thân thuộc thế hệ 9X mới đây đã chi đến 6.000 tệ (tương đương 19,6 triệu đồng) để thuê một cô gái trên mạng đóng giả làm người yêu về ăn một bữa tối cùng gia đình.

Ảnh minh hoạ.

Khách hàng của những dịch vụ cho thuê người yêu đa phần đều yêu cầu "hợp đồng xanh", nghĩa là không quan hệ tình dục, không có những cử chỉ thân mật đi quá giới hạn, mà đơn giản chỉ là chi tiền thuê thời gian của đối phương để làm vừa lòng gia đình.

Hầu hết những người đóng vai bạn trai/bạn gái hờ đều khẳng định họ không cho thuê thân thể của mình. Có những người chỉ về nhà khách hàng ăn một bữa cơm, một số khác diễn tròn vai hơn khi thường xuyên điện thoại hay tỏ ra quan tâm khách hàng để giúp họ che mắt phụ huynh, thậm chí có người còn nhận hợp đồng kết hôn giả nhưng vẫn giữ nguyên tắc không động chạm đối phương...

Ảnh minh hoạ.

[poll3]964[/poll3]

Mặc dù dịch vụ thuê người yêu được đánh giá là không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Trung Quốc và vẫn luôn vấp phải vô số ý kiến phản đối từ dư luận nước này, thế nhưng nhiều người trẻ vẫn coi đây là một giải pháp hữu hiệu để chống đau đầu với những câu hỏi "bao giờ lấy vợ/chồng?" luôn thường trực trong mùa Tết.

Tin nổi bật