Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2017

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Bằng những thành tựu, kết quả nổi bật đã đạt được trong năm 2016, Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục xác định 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2017.

(ĐSPL) – Bằng những thành tựu, kết quả nổi bật đã đạt được trong năm 2016, Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục xác định 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2017.

Trong Quý IV và cả năm 2016, Bộ, ngành Tư pháp đã tiếp tục thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các mặt công tác. Kết quả công tác đã được thể hiện trong Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2017 tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2017 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ (Báo cáo tóm tắt kết quả công tác đã được gửi cho các cơ quan báo chí tại Hội nghị).

Trụ sở Bộ Tư pháp.

Trên cơ sở kết quả tổng kết và đặc biệt là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị, Bộ, ngành Tư pháp xác định 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2017 như sau:

Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ các cơ quan tư pháp, pháp chế từ Trung ương đến địa phương gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về tinh giản biên chế; triển khai hiệu quả Nghị định thay thế Nghị định số 22/2013/NĐ-CP, Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV và Kế hoạch số 1141-KH/BCSĐCP của Ban cán sự Đảng Chính phủ thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hoàn thành Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cơ quan tư pháp, pháp chế giai đoạn 2017 - 2021 và các giai đoạn tiếp theo.

 Triển khai hiệu quả Luật ban hành VBQPPL năm 2015, nhất là những quy định mới mang tính đột phá của Luật này. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các dự án luật do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo bảo đảm tiến độ, chất lượng. Thực hiện tốt công tác thẩm định, kiểm tra VBQPPL; tập trung nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế liên quan đến đầu tư kinh doanh nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Tổ chức triển khai bài bản các bộ luật, luật có hiệu lực trong năm 2017.

Xây dựng và triển khai hiệu quả Đề án đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2020. Chú trọng phổ biến các VBQPPL liên quan trực tiếp đến hoạt động của người dân, doanh nghiệp và tư vấn, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội. Đẩy mạnh công tác thông tin về hoạt động của Bộ, ngành.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc trong triển khai thi hành Luật công chứng năm 2014. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện tốt Đề án thành lập Hiệp hội công chứng Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thực hiện các giải pháp nhằm phát triển bền vững các nghề bổ trợ tư pháp như Thừa phát lại, đấu giá tài sản, quản tài viên.

Triển khai có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2016 - 2024 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; mở rộng việc áp dụng phần mềm đăng ký hộ tịch gắn với cấp số định danh cá nhân khi thực hiện đăng ký khai sinh. Triển khai các giải pháp để giải quyết tốt vấn đề hộ tịch, quốc tịch cho trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, người di cư tự do từ các nước có chung đường biên giới về nước.

Hoàn thành các chỉ tiêu THADS được giao (trên 70% về việc; 30% về tiền; giảm án chuyển kỳ sau ít nhất 8% số việc và 6% số tiền có điều kiện thi hành). Tiếp tục đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, điều hành gắn với việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ trong toàn Hệ thống; siết chặt kỷ cương, kỷ luật, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức THADS vi phạm pháp luật. Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong THADS; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc trọng điểm, phức tạp, kéo dài, đặc biệt đối với các vụ án tham nhũng nhằm thu hồi tài sản nhà nước, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin. Triển khai trên toàn quốc cơ chế “một cửa” và cung cấp dịch vụ công mức độ 3 đối với việc thụ lý đơn, giải quyết yêu cầu thi hành án.

Thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã xác định trong Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật và Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh về chất lượng đào tạo. Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo nghề nghiệp, chương trình đào tạo đại học, sau đại học theo định hướng ứng dụng gắn với nhu cầu xã hội. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, từng bước tiếp nhận công nghệ giáo dục hiện đại trong việc đào tạo luật.

Tham mưu giúp Chính phủ kịp thời xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong hội nhập quốc tế, đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận, cam kết quốc tế và giải quyết các tranh chấp quốc tế. Thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác về pháp luật và tư pháp bảo đảm đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn, trong đó chú trọng tạo điều kiện, cơ hội cho đội ngũ công chức trẻ tiếp cận các kiến thức, kinh nghiệm nước ngoài.

Hoàn thành việc cung cấp dịch vụ công mức độ 4 trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp đảm bảo đúng tinh thần theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử. Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và giải quyết các công việc của người dân, doanh nghiệp. Triển khai hiệu quả việc sử dụng chữ ký số trong Bộ, ngành Tư pháp.

Sau Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2017, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, các địa phương tập trung xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai các nhiệm vụ bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Đến nay, các đơn vị thuộc Bộ (34/36 đơn vị) và các địa phương (60/63 địa phương) đã tổ chức xong hội nghị triển khai công tác năm 2017.

Tin nổi bật