Gây hại cho thận
Hàm lượng kali trong nước dừa khá lớn, đóng vai trò như một chất lợi tiểu tự nhiên, giúp thận dễ dàng thải nước ra ngoài. Tuy nhiên, những người thận yếu không nên uống quá nhiều nước dừa. Việc uống quá nhiều khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước thừa, gây hại cho sức khỏe của thận.
Gây hạ huyết áp
Việc uống nước dừa có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Đây là nguyên nhân khiến các bệnh nhân huyết áp thấp được khuyên nên cân nhắc khi uống nước dừa để tránh làm bệnh tình trầm trọng hơn.
Gây cảm lạnh
Nước dừa trong Đông y có tính mát. Người sức khỏe yếu uống nhiều loại nước này có thể sẽ bị cảm lạnh. Những người bị cảm lạnh, kèm theo các triệu chứng đau đầu, nghẹt mũi, ớn lạnh nên tránh uống nước dừa để không gia tăng cảm giác khó chịu, cản trở quá trình chữa bệnh.
Gây dị ứng
Nước dừa chứa một số chất có thể kích thích quá trình dị ứng của cơ thể, làm tình hình bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy, người bị dị ứng nên hạn chế uống nước dừa để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể.
Làm mất cân bằng điện giải
Uống quá nhiều nước dừa sẽ dẫn đến tình trạng tăng kali máu, gây mất cân bằng điện giải, từ đó gây ra suy nhược, nhức đầu và mất ý thức.
Ảnh hưởng tới tiêu hóa
Nước dừa có khả năng nhuận tràng tự nhiên trên hệ tiêu hóa. Người mắc hội chức ruột kích thích nên hạn chế uống loại nước này.
Tăng cân
Nước dừa chứa carbohydrates và chất điện giải. Chúng hoạt động tốt hơn so với các thức uống có đường khác. Việc uống nước dừa trong thời gian dài và không tập luyện thể dục thể thao khiến cơ thể bị dư thừa lượng chất điện giải, khiến cân năng tăng nhanh chóng.
Gây dư thừa calo
Một ly nước dừa chứa 6,26g đường. Lượng đường này không nhiều như trong các loại nước uống hay sinh tố trái cây khác nhưng vẫn chứa một lượng carbohydrate không nhỏ, dễ dẫn tới tình trạng dư thừa calo.
Calo ở mức cao có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho người dùng. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường, huyết áp cao không nên uống nước dừa quá thường xuyện.
Đinh Kim (T/h)