Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

7 mẹo giảm triệu chứng ngứa do bệnh chàm từ thiên nhiên

(DS&PL) -

(ĐS&PL) Ngứa là triệu chứng rất đặc trưng của bệnh chàm (eczema, viêm da cơ địa). Nó khiến người mắc rất khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến công

(ĐS&PL) Ngứa là triệu chứng rất đặc trưng của bệnh chàm (eczema, viêm da cơ địa). Nó khiến người mắc rất khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến công việc cũng như học tập. Hiện nay, việc sử dụng các thảo dược để cải thiện chàm đang trở thành xu hướng. Dưới đây là 7 mẹo từ thiên nhiên bạn có thể áp dụng tại nhà.

Bệnh chàm là gì?

Chàm là bệnh lý mạn tính có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt ở độ tuổi nhũ nhi (giai đoạn đầu đời, từ 1 tháng đến 1 năm). Chàm biểu hiện nhiều dạng tổn thương trên da khác nhau, có thể là mụn nước nhỏ, nông hay các sẩn đỏ, dạng lichen hóa,… đặc trưng bởi triệu chứng ngứa kèm theo.

Chàm là bệnh lý phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh chàm

Bệnh chàm có tính chất miễn dịch, xảy ra do sự thiếu hụt filaggrin (protein tham gia liên kết các sợi keratin trong tế bào biểu mô) và nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên, khiến da mất đi khả năng chống chọi với môi trường.

Hệ miễn dịch của cơ thể có nhiệm vụ bảo vệ và chống lại sự xâm nhập của những chất lạ (gọi là dị nguyên). Chức năng này được thực hiện bằng cách tạo nên kháng thể, tức những globulin miễn dịch (IgG, IgM, IgD, IgA): Giúp bảo vệ cơ thể, tiêu hủy dị nguyên bằng cách bám vào bề mặt của chúng, tạo điều kiện cho các tế bào miễn dịch khác dễ dàng tiêu hủy.

Ở những người bị chàm có sự sản xuất quá mức các globulin miễn dịch loại E (IgE), cho đáp ứng với cả dị nguyên vô hại. Sản xuất quá mức IgE sẽ kích thích sự giải phóng của nhiều loại chất nội sinh, trong đó quan trọng nhất là histamine. Các chất này (bao gồm histamine) sẽ gây nên hiện tượng viêm và nhiều triệu chứng dị ứng khác.

Ngoài ra, một số yếu tố làm ảnh hưởng xấu đến cấu trúc và chức năng bảo vệ của da như: Thiếu dinh dưỡng, da bị viêm, tổn thương, lão hóa, thoái hóa, nhiễm trùng,... cũng khiến cho bệnh chàm dễ bùng phát hoặc quay trở lại.

Nguyên nhân gây ra tình trạng chàm còn có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ bị bệnh thì đứa trẻ sinh ra cũng tiềm ẩn nguy cơ cao gặp phải vấn đề này. Ngoài ra, các yếu tố môi trường (chất gây dị ứng, vi khuẩn, virus, sự thay đổi thời tiết, thực phẩm) và stress cũng góp phần làm hình thành chàm.

Vì sao bệnh chàm gây ngứa?

Tác nhân làm cho bạn bị ngứa khi mắc bệnh chàm liên quan đến một chất nội sinh có tên histamin. Bình thường, chất này tập trung nhiều ở các tế bào bạch cầu. Tuy nhiên, khi có tác nhân kích thích như: Thời tiết quá lạnh, tiếp xúc với hóa chất, bụi bặm hay ăn một số loại thực phẩm nhất định làm cơ thể dị ứng,… chất histamin được giải phóng ra khỏi tế bào bạch cầu dưới dạng tự do, tác động vào những thụ thể đặc biệt trên da sẽ làm các đầu mút thần kinh bị kích thích, gây ngứa ngáy.

Ngứa ngáy là triệu chứng điển hình của bệnh chàm

7 mẹo giảm triệu chứng ngứa do bệnh chàm từ thiên nhiên

Các biện pháp trị ngứa do chàm từ tự nhiên luôn được nhiều người lựa chọn bởi chúng tương đối an toàn. Dưới đây là 7 mẹo khá đơn giản bạn có thể áp dụng:

Dùng trà hoa cúc La Mã

Hoa cúc La Mã được coi là “khắc tinh” của bệnh chàm. Theo nhiều nghiên cứu, hoa cúc La Mã có tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên khá mạnh mẽ. Vì thế, chúng có thể giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh chàm gây nên. Người bệnh nên ngâm 1 túi lọc trà hoa cúc trong nước nóng khoảng 5 phút. Sau đó, chờ cho gói trà nguội bớt, đặt lên vùng da bị ngứa khoảng 20 phút. Áp dụng cách này 3 lần/ngày, triệu chứng ngứa ngáy sẽ giảm dần.

Dưa chuột

Trong dưa chuột chứa khá nhiều nước, có tác dụng cân bằng độ ẩm trên da, hạn chế tình trạng bong tróc, gây ngứa ngáy. Loại quả này còn chứa nhiều hoạt chất quý có đặc tính chống viêm. Để giảm ngứa do chàm, người bệnh có thể thực hiện theo 2 cách sau đây:

- Rửa dưa chuột thật sạch, cắt thành lát mỏng và bỏ vào tủ lạnh khoảng 30 phút. Dùng dưa đắp lên vùng da bị chàm từ 10 – 15 phút, cơn ngứa ngáy trên da sẽ được xoa dịu tạm thời. Hãy thực hiện từ 3 – 4 lần/ngày để thấy hiệu quả.

- Cách làm tương tự như trên, tuy nhiên, bạn không cho dưa vào tủ lạnh mà ngâm trong nước khoảng 2 giờ. Sau đó, bạn lấy dưa ra và đắp lên khu vực bị chàm 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, lau khô. Nên áp dụng hàng ngày.

Dưa chuột có tác dụng giảm ngứa do chàm

Nha đam (lô hội)

Chứa nhiều chất có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm nên nha đam rất tốt cho người bị ngứa do chàm. Theo đó, bạn chỉ cần lấy phần gel trong của lá nha đam, thêm 2 – 3 giọt vitamin E, trộn đều và bôi hỗn hợp này lên vùng da bị chàm. Massage nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện 2 lần/tuần, triệu chứng ngứa ngáy sẽ giảm, da trở nên mịn hơn.

Muối

Muối biển có khả năng sát khuẩn, đồng thời cải thiện triệu chứng ngứa. Người bệnh chỉ cần bỏ 1 – 2 nắm muối nhỏ vào bồn tắm cùng một ít tinh dầu hoa oải hương (10 – 15 giọt). Ngâm mình khoảng 15 phút rồi lau sạch, thoa kem dưỡng ẩm. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn nên áp dụng 2 – 3 lần/tuần.

Nghệ

Nghệ chứa hoạt chất kháng khuẩn và chống viêm, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, làm lành vết thương, từ đó giảm ngứa hiệu quả. Bạn hãy dùng 1 muỗng tinh bột nghệ hoặc nghệ nguyên chất, hòa tan trong 1 cốc nước sôi, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút rồi tắt bếp, để nguội. Uống hoặc rửa vùng da bị chàm bằng hỗn hợp này.

Dầu dừa

Dầu dừa chứa nhiều tinh chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và nuôi dưỡng làn da. Bạn chỉ cần sử dụng dầu dừa bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm và massage nhẹ nhàng. Thực hiện hàng ngày để giảm ngứa.

Tắm bằng bột lúa mạch

Đây là liệu pháp từ tự nhiên giúp giảm nhẹ triệu chứng ngứa do chàm. Người bệnh hãy hòa tan 1 ít bột lúa mạch với nước ấm và ngâm mình. Tuy nhiên, sau khi ngâm xong, hãy thoa kem dưỡng ẩm. Lưu ý: Bột lúa mạch khi pha chung với nước ấm thường có độ dẻo nhất định gây trơn trượt. Do đó, khi tắm, bạn nên hết sức cẩn thận, đề phòng té ngã.

Giảm triệu chứng bệnh chàm hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Hiện nay, y học chưa có phương pháp điều trị tận gốc bệnh chàm mà chỉ giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tái phát. Bạn nên ghi nhớ 7 mẹo từ thiên nhiên kể trên để áp dụng khi cần. Bên cạnh đó, người bị chàm nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh, điển hình là kem bôi Eczestop. Sản phẩm hoạt động theo 3 cơ chế chính, đó là:

Tăng cường hệ miễn dịch

Kẽm salicylate: Kẽm có nhiều vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể như: Duy trì hoạt động của hệ miễn dịch, làm dịu lớp sừng da, bớt ngứa, chống oxy hóa, giảm viêm. Kẽm cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme chuyển hóa acid béo - thành phần quan trọng gắn kết tế bào da. Thiếu sản xuất acid béo làm đứt gãy cấu trúc da, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các tác nhân từ bên ngoài môi trường, gây viêm và làm bùng phát chàm. Ngoài ra, kẽm còn giúp bảo vệ da, chống vi sinh hiệu quả. Thành phần acid salicylic có tác dụng làm mềm và loại bỏ vảy. Do đó, sự kết hợp giữa ion kẽm và acid salicylic tạo nên muối kẽm salicylate là một sự bổ sung rất hữu ích cho người bị chàm.

Kháng khuẩn, chống viêm

- Nano bạc: Một số nghiên cứu ghi nhận, sự kết hợp của chitosan và muối bạc sẽ có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát tốc độ trao đổi hơi nước, oxy và khả năng hút nước. Đặc biệt, nano bạc còn giúp chống viêm và có khả năng sát khuẩn mạnh.

- Tinh dầu hạt neem: Dầu hạt neem được chứng minh có tác dụng diệt khuẩn phổ rộng cả vi khuẩn gram (+) và gram (-). Do đó, dầu hạt neem có tác dụng giảm viêm rất tốt trong điều trị các bệnh chàm, vảy nến, mụn trứng cá,... Ngoài ra, tinh dầu hạt neem còn có tác dụng làm nhanh liền sẹo trong các trường hợp vết thương chậm lành hoặc nhiễm trùng da và giúp cải thiện độ đàn hồi da.

- Chiết xuất vỏ núc nác: Vỏ núc nác có tác dụng rõ rệt giúp chống dị ứng và làm tăng sức đề kháng. Núc nác giúp ức chế giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm và từ lâu cũng đã được dùng trong các bài thuốc chữa chàm và những bệnh lở ngứa khác.

Eczestop hỗ trợ điều trị bệnh chàm an toàn, hiệu quả

Giữ ẩm, làm sạch và tăng cường sức khỏe làn da

- Dầu dừa: Có tinh chất giúp da khỏe mạnh và chứa nhiều vitamin sẽ giúp chăm sóc, phục hồi và tái tạo da. Đặc biệt, dầu dừa còn chứa acid và enzyme có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm,… Ngoài ra, dầu dừa còn giúp dưỡng ẩm, làm sạch da, cung cấp các vitamin và chất béo, ngăn ngừa lão hóa da.

- Chitosan: Có tác dụng dưỡng ẩm, chống viêm, cầm máu, kích thích tái tạo mô và biểu mô, làm chóng liền vết thương, kháng nấm, ức chế sự phát triển của một số chủng vi khuẩn.

Sản phẩm là công thức chuyên biệt cho tình trạng chàm da nói riêng và các vấn đề da liễu nói chung, giúp giảm dị ứng, bớt ngứa ngáy, cải thiện tình trạng tổn thương da, dưỡng ẩm, làm sạch và tăng cường sức khỏe của làn da. Kem Eczestop có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng. 

Cảm nhận của người dùng

Eczestop đã đem lại hy vọng cải thiện bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều người bị chàm.

Anh Thiên đã mắc bệnh chàm lâu năm, từ lúc anh mới 14 tuổi. Bệnh chàm xuất hiện khiến anh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy ngay cả lúc đi làm hay ở nhà. Tưởng chừng mình phải chịu đựng với những triệu chứng mà bệnh chàm gây ra, nhưng rồi may mắn đã mỉm cười khi anh biết đến sản phẩm Eczestop và đẩy lùi bệnh chàm sau 4 tháng kiên trì sử dụng. Xem chi tiết chia sẻ của anh Thiên TẠI ĐÂY.

Đánh giá của chuyên gia

Kẽm salicylate có trong kem bôi Eczestop có tác dụng điều trị bệnh eczema như thế nào? Lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh phân tích TẠI ĐÂY.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách giảm triệu chứng ngứa do bệnh chàm và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc (Zalo/ Viber) hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545. Website: https://benheczema.com.vn/

Minh Thùy

Tin nổi bật