Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

5 trường hợp tiêm vắc-xin có thể gây nguy hiểm cho con mà cha mẹ cần thuộc lòng

(DS&PL) -

Tiêm vắc-xin là việc làm cần thiết cho các con mà bố mẹ nên lưu tâm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tiêm vắc-xin cho con lại có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Tiêm vắc-xin là việc làm cần thiết cho các con mà bố mẹ nên lưu tâm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tiêm vắc-xin cho con lại có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. 

Tiêm chủng là một việc làm cần thiết. Việc tiêm chủng đầy đủ sẽ tạo ra một "hành lang an toàn" cho cộng đồng.

Hiện nay có một thực trạng đáng báo động về hiện tượng một số bà mẹ trẻ kiên quyết không tiêm ngừa cho con, với lập luận rằng vắc-xin… có hại nhiều hơn lợi. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp trẻ chống lại được những căn bệnh nguy hiểm, từ đó bảo vệ sức khỏe cho chính trẻ.

Thực chất, nỗi lo của các bậc cha mẹ cũng xuất phát từ việc lo lắng cho tính mạng của con cái mình. Cũng từng có trường hợp trẻ bị nguy hiểm do sốc phản vệ khi tiêm chủng vắc-xin.

Sốc phản vệ chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết của các bé sau khi tiêm vắc-xin. Vậy sốc phản vệ là gì mà gây ra nguy hiểm như vậy?

Sốc phản vệ chính là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ được tiếp xúc hay được tiêm. Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất có tên là histamine, sau vài phút sẽ có dấu hiệu sốc.

Tai biến này sẽ dẫn đến tử vong rất nhanh chóng nếu không kịp thời xử lý. Dấu hiệu dễ nhận biết của sốc phản vệ là hạ thân nhiệt, huyết áp xuống thấp, trụy tim, tăng tính thấm thành mạch và co thắt cơ trơn. Sốc phản vệ càng nguy hiểm nếu triệu chứng xuất hiện sớm.

Bố mẹ nên cung cấp đầy đủ thông tin cho nhân viên y tế về sức khỏe của trẻ trước tiêm.

Theo thống kê, tỷ lệ sốc phản vệ do uống, tiêm thuốc tại các bệnh viện nhiều hơn so với vắc-xin. Nếu là do vắc-xin thì đó là bởi độ nhạy cảm của cơ thể bé quá lớn, tức do cơ địa của bé với loại vắc-xin.

Tuy vậy, nếu tiêm cho bé vào những thời điểm này thì nguy cơ sốc phản vệ sẽ cao hơn:

- Trẻ đang sốt, cảm cúm

- Mắc các bệnh về não

- Động kinh

- Mắc bệnh cấp tính

- Mắc bệnh tim hoặc bất cứ bệnh lý nào khác.

Đây là 5 trường hợp các bác sĩ khuyến cáo, tuyệt đối không nên tiêm vắc-xin cho bé để tránh tỷ lệ sốc phản vệ gia tăng, gây nguy hiểm cho trẻ.

Ngoài ra, theo hướng dẫn của các bác sĩ, bố mẹ nên điền đầy đủ thông tin trong bảng hỏi và trả lời chính xác các câu hỏi của nhân viên y tế về sức khỏe của trẻ trước tiêm.

Nhớ để trẻ được theo dõi sau tiêm tại bệnh viện theo đúng thời gian quy định, sau đó theo dõi tại nhà như hướng dẫn.

Bên cạnh những điều trên, các bậc cha mẹ cũng nên nhớ khi tiêm phòng cho con phải heo dõi và nắm tình hình sức khỏe con để báo với bác sĩ về tiền sử của con mình

Sau khi tiêm 30 phút, nên cho bé quay trở lại để theo dõi sức khỏe

Trong vòng 6, 12 và 24h sau khi về nhà phải luôn theo dõi bé chặt chẽ. Sau 24h, nếu không có dấu hiệu bất thường mới có thể yên tâm.

Nếu bé đã từng bị sốc phản vệ với thuốc uống, thuốc tiêm hoặc vắc-xin của một loại nào đó thì tuyệt đối không được tiêm lại loại này mà thay thế bằng việc tiêm vắc xin phòng bệnh khác.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức về tiêm chủng, tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

Thúy Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật