Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

5 thực phẩm không nên ăn cùng đậu phụ, biết để tránh kẻo hối không kịp

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Đậu phụ là thực phẩm vừa ngon vừa bổ dưỡng nhưng không nên kết hợp với 5 thực phẩm này để tránh gây hại sức khỏe.

Mật ong

Đậu phụ ăn chung với mật ong rất dễ gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, đậu phụ chứa nhiều chất khoáng còn mật ong chứa nhiểu enzyme, nếu kết hợp với nhau thì sẽ sinh ra phản ứng không tốt đối với cơ thể.

Hành lá, hành tây, rau bina

Nhiều người thường thêm hành lá vào các món có đậu phụ. Trên thực tế, hành lá chứa axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong đậu sẽ tạo thành canxi oxalat khó hòa tan, ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi trong cơ thể. Ăn cùng lúc 2 thực phẩm này trong thời gian dài sẽ gây thiếu canxi trầm trọng, dễ tạo sỏi.

Tương tự, hành tây và rau bina cũng giàu axit oxalic, nếu kết hợp với canxi trong đậu phụ thì sẽ xảy ra hiện tượng canxi oxalat tích tụ. Việc này không chỉ làm giảm tác dụng bổ sung canxi của đậu mà còn dễ gây bệnh sỏi thận.

Sữa bò

Sữa bò thơm ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng cũng nằm trong danh sách thực phẩm không nên ăn chung với đậu phụ. Kết hợp hai thực phẩm này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, đồng thời ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể.

Quả hồng

Đậu phụ chứa canxi clorua, còn hồng chứa nhiều tannin. Việc ăn quả hồng và đậu phụ cùng nhau có thể tạo thành canxi tannate, dễ gây ra sỏi thận, sỏi mật.

Măng

Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ rất giàu canxi và magie nhưng trong măng lại có một số chất khiến canxi trở nên khó hấp thụ, dễ tạo thành sỏi thận, không tốt cho sức khỏe. Vì thế, khi chế biến đồ ăn, bạn chú ý không kết hợp măng với đậu phụ để tránh gây hại cơ thể.

Ngoài việc tránh ăn chung đậu phụ với các thực phẩm trên, bạn lưu ý không nên ăn đậu phụ với số lượng lớn trong thời gian dài.

Lý do là vì đậu phụ giàu protein, purine và saponin, nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài thì có thể dẫn đến các triệu chứng khó tiêu như đầy bụng hoặc tiêu chảy, tăng gánh nặng thải trừ chất thải của nitơ, khiến bệnh gout tiến triển xấu hoặc gây thiếu i-ốt.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật