Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

5 thực phẩm "đại kỵ" với người mắc bệnh tuyến giáp

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Bệnh tuyến giáp có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh chuyển biến nặng hoặc tái phát.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất của cơ thể, nó điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Tuyến giáp trạng tiết ra kích thích tố thyroxine, thường gọi tắt T4. Nó cung cấp các chất cần thiết cho hoạt động và điều khiển hoạt động của mọi tế bào trong cơ thể, kiểm soát việc sử dụng năng lượng, điều hòa nhịp tim, duy trì thân nhiệt....

Việc điều trị các bệnh lý tuyến giáp rất khó khăn, đòi hỏi thời gian dài, chủ yếu là cân bằng lại hormon, để tuyến giáp hoạt động được tốt nhất. Tuy nhiên người bệnh cũng cần phải có kiến thức nhất định về căn bệnh của mình để biết mình đang mắc bệnh suy giáp, cường giáp hay rối loạn tuyến giáp..... Từ đó có chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ cho quá trình điều trị, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và duy trì sức khỏe tuyến giáp tốt nhất.

Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh tuyến giáp nên kiêng ăn để cải thiện tình trạng bệnh

Đậu nành

Đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành như đậu hũ, nước tương, sữa đậu nành... không tốt cho người có bướu giáp, nhân giáp.

Bởi trong đậu nành có chất goitrogens cản trở sự xâm nhập của iốt vào tuyến giáp khiến cổ phình to. Chất này còn làm giảm hấp thu thuốc tuyến giáp từ ruột. Phytoestrogen trong đậu nành có thể bắt chước tác dụng của estrogen can thiệp vào hoạt động bình thường của tuyến giáp.

Chất isoflavone trong thực phẩm này cũng có thể gây hại cho sức khỏe tuyến giáp.

Các loại rau họ cải

Bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, cải xoăn, củ cải, cải ngọt... chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có thể cản trở sản xuất hormone tuyến giáp, ngăn chặn khả năng sử dụng iốt của tuyến giáp. Tuy nhiên, người bệnh cần tiêu thụ một lượng đáng kể các loại rau họ cải để tác động đến sự hấp thụ iốt.

Nếu người bệnh được chẩn đoán mắc cả chứng suy giáp và thiếu iốt cần nấu chín các loại rau họ cải để làm giảm tác dụng của chúng đối với tuyến giáp.

Mỗi ngày, người bệnh chỉ nên ăn khoảng 142g.

Nội tạng

Người bệnh tuyến giáp nên hạn chế ăn nội tạng động vật vì chứa hàm lượng axit lipoic khá cao sẽ ảnh hưởng đến một số loại thuốc tuyến giáp trong quá trình điều trị. Nếu ăn quá nhiều, tuyến giáp dễ rối loạn.

Thực phẩm béo (bơ, thịt, đồ chiên)

Chất béo có thể làm gián đoạn khả năng hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp của cơ thể, cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp.

Do đó, người bệnh tuyến giáp nên loại bỏ các loại thực phẩm chiên rán, giảm lượng chất béo từ các nguồn như: bơ, sốt mayonnaise, bơ thực vật, thịt mỡ...

Thực phẩm nhiều đường

=

Thực phẩm chế biến như: bánh quy, bánh ngọt, kẹo, đồ ngọt, đồ uống có đường, đồ ăn nhẹ đóng gói, có chứa đường tinh luyện gây ảnh hưởng nhiều đến bệnh tuyến giáp, lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến tăng cân và các bệnh lý khác.

Ngoài ra, tuyến tụy, gan cũng có thể bị tổn hại khi ăn quá nhiều đường tinh luyện.

Thay vào đó, người bệnh có thể ăn những thực phẩm lành mạnh như: trái cây, rau, protein nạc (gà không da, cá…).

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật