Nơi miền đá lạnh Hà Giang, người ta phải ăn món gì thật nóng, thật cay để chống chọi không khí u ám tỏa ra từ đá núi. Nhưng bánh cuốn trứng, đặc sản của miền địa đầu tổ quốc này, lại là “món lạnh”, dùng cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, ngọt lừ.
Cái tên tiếp theo trong danh sách món ngon chợ phiên Hà Giang là bánh cuốn canh. Không cầu kỳ trong phong cách chế biến, món bánh cuốn mộc nhĩ, thịt băm, trứng... thường được dùng chung với nước canh nấu từ xương. Món ăn thanh đạm nhưng vẫn cuốn hút này khiến bao người lữ hành đã thử qua qua đều nhớ mãi.
Bánh cuốn trứng Hà Giang ngon là do sự kết hợp của bột bánh dẻo vừa đủ, nhân thịt đậm đà, đặc biệt là bát nước chấm có vị riêng biệt.
Đây là món “vừa ăn vừa đợi”, người bán khi có khách gọi mới tráng bánh, đập thêm trứng lên mặt lớp bột rồi dùng vỏ bánh gói lại. Trứng không chín hẳn mà chín lòng đào, có vị béo ngậy, nhanh tay chấm vào bát nước chấm được ninh từ xương, khác với nước mắm thường thấy. Thực khách cũng có thể lựa chọn thêm miếng giò trắng ăn kèm. Món bánh cuốn trứng chủ yếu được bán buổi sáng ở Tp Hà Giang, phố cổ Đồng Văn và trong một số chợ.
Bánh cuốn trứng, món ngon không thể bỏ lỡ khi du lịch Hà Giang (Ảnh – cungphuot.info)
Rượu ngô
Rượu ngô Hà Giang được tạo thành bởi ngô ngon, nguồn nước đảm bảo và đặc biệt là ở loại men “hồng mi”. Hồng mi chính là tên của một loại cây có hạt gần giống như tam giác mạch hay kê. Sau khi thu hoạch loại hạt này sẽ được nghiền nát rồi nhào với nước và nặn thành bánh để dùng dần. Điều đặc biệt nhất là đây là loại men không nơi nào có mà chỉ có tại Hà Giang và đây cũng chính là điểm mấu chốt để tạo nên hương vị của rượu ngô.
Rượu ngô Hà Giang được nấu thủ công. Sau khi đã thu hoạch ngô về, người dân sẽ chọn ra những bắp ngô có những hạt ngô to nhất, mẩy nhất, sau đó thì được đem phơi khô để dễ tách hạt.
Hạt ngô sau khi tách sẽ được cho vào một chiếc chảo to để luộc ngô. Gọi là luộc nhưng những hạt ngô được đặt trong chảo cũng xâm xấp nước và trong quá trình luộc, ngô sẽ được đảo đều liên tục để đảm bảo chín đều.
Sau khi ngô chính thì sẽ đổ xuống nền đất ẩm nhưng sạch, sau đó giã men hồng mi và trộn vào chung rồi ủ men trong khoảng 10 ngày hơn hơn tùy vào thời tiết thì ngô đó mới được đem đến nồi chưng cất để nấu rượu. Một mẻ rượu ngô Hà Giang sẽ nấu trong khoảng 6-8 tiếng, trong 4 tiếng đầu rượu ra sẽ cực kì nặng, đến 2 tiếng sau thì rượu chiết ra sẽ nhẹ hơn, và 2 tiếng cuối cùng rượu sẽ nhẹ và nhạt nhất. Sau khi rượu ngô nấu xong thì sẽ được hạ thổ ít nhất là 6 tháng thì mới có thể sử dụng được. Rượu hạ thổ càng lâu thì càng thơm ngon và càng giá trị.
Rượu ngô Hà Giang với cách làm kỳ công để cho ra những mẻ rượu ngon (Ảnh minh họa).
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Tuy nhiên, qua dần năm tháng chúng lại phổ biến và rất được lòng thực khách khi đến thăm Hà Giang. Món thịt này phải được lấy từ phần thịt ngon nhất sau khi đã lọc bỏ bèo nhèo của những con trâu (bò) thả rông. Từng thớ thịt sau khi được chia cắt và tẩm ướp gia vị theo mỗi công thức gia truyền riêng song vẫn giữ chung được hương vị đậm đà, ngọt tự nhiên và hơi se. Nó được đứng trong bảng xếp hạng của ẩm thực Hà Giang có lẽ bởi nhờ cách chế biến. Gác bếp - có nghĩa những thớ thịt sau khi được tẩm ướp sẽ được gác ngăn nắp lên những ô bếp hun khói. Chính mùi khói thoang thoảng, dịu nhẹ này đã tạo nên nét đặc trưng cho ẩm thực Hà Giang nói riêng và ẩm thực vùng Tây Bắc nói chung.
Thịt trâu gác bếp đã trở thành món ăn không thể nào bỏ qua khi đến Hà Giang, với vị cay tê từ gia vị và mùi khói bếp đặc trưng (Ảnh minh họa).
Tam giác mạch là một trong những loài hoa biểu trưng của vùng Đông Bắc Hà Giang. Và loại bánh này cũng từ đó mà trở thành một đặc sản của vùng. Bánh được làm từ hạt hoa tam giác mạch với giá trị dinh dưỡng cao. Hạt tam giác mạch được xay nhuyễn, sau đó nhào bột và nặn thành những chiếc bánh dẹt, đường kính hơn một gang tay, mang đi hấp và nướng trên bếp than hồng, ăn có vị ngọt nhẹ. Khi đi chợ địa phương, bạn sẽ dễ bắt gặp những chiếc bánh xếp chồng với màu sắc khác nhau từ ngô nếp hoặc ngô tẻ.
Món bánh tam giác mạch được làm bởi bàn tay khéo léo của người dân địa phương (Ảnh minh họa).
Rêu đá chỉ được coi là 1 loại thủy sinh không nhiều tác dụng. Nhưng đối với người dân tộc Tày ở xã Xuân Giang tỉnh Hà Giang, thì rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ. Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng.
Rêu có thể được chế biến thành nhiều món như rêu rán, rêu khô nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng.
Rêu nướng không chỉ là món ăn được nhiều đồng bào dân tộc ưa thích mà còn có khả năng chữa nhiều bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng.
Rêu nướng - Đặc sản của người Tày ở Hà Giang (Ảnh minh họa).
Phương Linh (T/h)