(ĐS&PL) Sổ mũi, nghẹt mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ, nhất là khi thời tiết khắc nghiệt hay thay đổi thất thường hoặc sức đề kháng của bé còn kém. Trước khi dùng đến thuốc, mẹ có thể thử một số mẹo trị sổ mũi đơn giản và hiệu quả dưới đây.
Sử dụng thảo dược đảm bảo an toàn cho trẻ
Day huyệt nghinh hương cho bé
Huyệt nghinh hương nằm bên cạnh cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng nửa thốn (tương đương 0,8cm). Trong Đông y, huyệt nghinh hương có tác dụng thông khiếu, thanh khí hỏa, tán phong nhiệt, trị các bệnh các bệnh về mũi, mặt ngứa, mặt phù, liệt mặt (liệt dây thần kinh số 7)…
Theo bác sĩ Bệnh viện Châm cứu Trung ương, massage mũi là bí quyết giúp trẻ mau hết sổ mũi, nghẹt mũi. Nếu trẻ bị nghẹt mũi trái hãy để trẻ nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi, day day vài phút, ngày 3 – 4 lần sẽ thấy hiệu quả.
Ngoài ra, khi trẻ bị nghẹt mũi, khó thở, mẹ cũng có thể dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày sẽ giúp con có thể thở dễ dàng.
Thoa dầu tràm – khuynh diệp cho bé
Khi bé vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ nên xoa ngay dầu tràm – khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con. Mỗi tối, mẹ thoa chút dầu vào lòng bàn chân rồi dùng ngón tay day nhẹ nhàng chừng một phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào cho con để giữ ấm. Cách này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh.
Tinh dầu tràm – khuynh diệp Ích Nhi được các nữ hộ sinh tin dùng cho sản phụ và trẻ sơ sinh vì tác dụng làm ấm do kích thích giãn mạch nhưng không gây bỏng rát da trẻ như menthol. Sản phẩm là hỗn hợp của 2 loại tinh dầu thiên nhiên, tinh dầu tràm và tinh dầu khuynh diệp, trải qua quá trình kiểm nghiệm, chiết xuất và pha chế nghiêm ngặt nên giữ được mùi thơm và đảm bảo độ an toàn cao.
Việc kết hợp tinh dầu tràm và tinh dầu khuynh diệp giúp gia tăng tác dụng phòng và điều trị cảm lạnh, ho, sổ mũi do lạnh, do thời tiết, nhiệt độ thay đổi ở trẻ. Đây cũng là một trong những mẹo trị sổ mũi an toàn cho trẻ sơ sinh.
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý vệ sinh mũi
Nước muối sinh lý có nhiều công dụng, trong đó có việc làm sạch mũi họng, giúp trẻ giảm sổ mũi, nghẹt mũi. Mẹ có thể thực hiện các cách sau:
Cách 1: Làm sạch mũi bằng bông và nước muối sinh lý:
– Nhỏ mũi để làm mềm gỉ mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9% (có bán tại các nhà thuốc).
– Sau khi gỉ mũi được làm mềm, mẹ hãy lấy bông y tế hoặc tăm bông sạch tẩm sẵn nước muối sinh lý và làm sạch hai bên mũi cho bé.
Cách 2: Rửa mũi đúng cách với nước muối sinh lý:
– Bước 1: Chuẩn bị bình rửa mũi đã được rửa sạch, sát khuẩn và nước muối sinh lý.
– Bước 2: Đặt đầu trẻ đúng tư thế. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặt bé nằm nghiêng, một bên má áp trên khăn sạch, khô, mềm để thấm dịch rửa. Mẹ giữ đầu bé, tránh bé cử động sai tư thế gây sặc dịch rửa.
Trẻ 3 tuổi trở lên bé có thể tự đứng và cúi đầu. Hướng dẫn trẻ thở bằng miệng để tránh sặc nước.
Nếu dịch mũi của bé còn lỏng thì mẹ có thể rửa ngay, còn nếu dịch mũi bé đặc, đóng gỉ thì nên nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý để làm mềm. Mẹ có thể mát-xa mũi nhẹ nhàng để gỉ và vảy bong ra dễ và nhanh hơn.
– Bước 3: Xịt nước muối vào một bên lỗ mũi trên, nước muối sẽ theo lỗ thông mũi, đẩy dịch nhày mũi sang lỗ mũi dưới và ra khăn thấm.
– Bước 4: Dùng khăn khô mềm, sạch lau mũi, rửa mặt cho bé.
Dùng máy tạo hơi ẩm trong phòng lạnh
Nằm trong phòng điều hòa với nhiệt độ thấp có thể khiến bé cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi. Không khí quá khô trong phòng máy lạnh cũng có thể khiến bé đau họng, khô hốc mũi, nghẹt mũi… Để khắc phục các vấn đề này, bạn có thể sử dụng máy cân bằng độ ẩm trong phòng.
Máy tạo hơi ẩm
Tuy nhiên, sử dung máy phun sương không đúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.Vì thế, bạn không nên dùng máy liên tục mà chỉ cần cung cấp vừa đủ lượng hơi ẩm và cần thay nước sạch thường xuyên. Tránh để máy quá gần chỗ ngủ của trẻ. Bạn cũng nên đặt nhiệt độ trong phòng không quá chênh lệch với bên ngoài, đồng thời mỗi ngày đều cần có khoảng thời gian mở cửa để không khí lưu thông thông thoáng.
Cho bé sử dụng các bài thuốc, sản phẩm từ dược liệu tự nhiên sạch
Khi con chớm có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ có thể cho bé dùng ngay các bài thuốc dân gian an toàn với quất, húng chanh, đường phèn, gừng, cát cánh…
Bài 1: Xay nhuyễn húng chanh và quất, cho hỗn hợp vào chén, thêm chút đường phèn rồi hấp cách thủy. Gạn lấy nước, cho bé uống 1-2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Bài 2: Lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ cùng một ít đường phèn rồi hấp vào nồi cơm hay hấp cách thuỷ. Gạn lấy phần nước, cho bé uống 2 – 3 lần trong ngày.
Bài 3: Quả quất bổ đôi, tách hạt rồi cho vào chén cùng đường phèn. Mẹ có thể hấp trong nồi cơm (ngay khi cơm cạn nước) hoặc cho vào chưng cách thủy. Sau khi hấp chín, lấy nước cho trẻ uống.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, mặc dù các bài thuốc dân gian rất tốt, ít gây tác dụng phụ khi dùng chữa ho, sổ mũi cho trẻ nhưng hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường rất nhức nhối nên việc chọn nguyên liệu sạch để làm thuốc cho con trẻ không dễ. Nếu không thận trọng, bạn có thể mua phải quất, húng chanh… trồng ở vùng bị nhiễm chì hoặc bị phun hóa chất, rất độc hại.
Bởi vậy, bác sĩ khuyên, nếu có thời gian, các mẹ có thể tự làm thuốc từ các thảo dược để chữa cho con nhưng cần đảm bảo nguyên liệu sạch. Nếu không, bạn nên mua các sản phẩm của các công ty có uy tín, được sản xuất từ các vùng trồng sạch đạt tiêu chuẩn. Một trong các sản phẩm chất lượng, hiệu quả đó là Siro ho cảm Ích Nhi.
Cũng với các thành phần thiên nhiên có trong các bài thuốc quen thuộc như Húng Chanh, Quất, và Mật Ong… Siro Ho Cảm Ích Nhi trị ho, sổ mũi hiệu quả cho bé. Mật ong sử dụng trong Siro Ho Cảm Ích Nhi 100% đã được loại tạp theo một quy trình xử lý đặc biệt để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh.
Kế thừa bài thuốc dân gian chữa ho-cảm hiệu nghiệm hàng ngàn năm, với thành phần hoàn toàn từ các dược liệu Việt đạt tiêu chuẩn GACP-WHO (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái Dược liệu sạch của Tổ chức Y tế thế giới), Siro Ho Cảm Ích Nhi an toàn với cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.