Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

5 bộ phận "bẩn" nhất của gà nên hạn chế ăn kẻo lại “rước thêm bệnh”

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Thịt gà là món ăn quen thuộc của người Việt, tuy nhiên không phải ai cũng biết được những bộ phận của gà nên hạn chế ăn. Vậy nên khi chế biến các món ăn từ thịt gà các bà nội trợ nên lưu ý những bộ phận này.

VietNamNet dẫn lời bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3 cho biết, thịt gà có nhiều giá trị dinh dưỡng. Theo y học hiện đại, trong 100g thịt gà chứa 20,3g protein, 4,3g chất béo và nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP. Đây cũng là loại thịt chứa nhiều khoáng chất canxi, phốt pho, sắt có lợi cho sức khỏe. Trong thịt gà chứa hàm lượng beta-carotene, lycopene, retinol, alpha cao, đều bắt nguồn từ vitamin A.

Còn trong y học cổ truyền, thịt gà có vị ngọt, tính ấm, không độc. Có nhiều loại gà khác nhau theo màu lông nhưng nói chung thịt gà có tác dụng bổ tỳ, điều hòa khí huyết chữa thận yếu, phong thấp, dùng rất tốt cho phụ nữ sau sinh. 

Người dân dùng thịt gà tần với tam thất, nấm linh chi hoặc đông trùng hạ thảo để bồi dưỡng và cầm máu. Thịt gà hầm với hạt sen chữa suy dinh dưỡng. Cháo thịt gà mái ăn thường xuyên còn là bài thuốc hỗ trợ chữa liệt dương. Trong các phần thịt gà có thịt ức, lườn, đùi thì ức gà có giá trị dinh dưỡng cao nhất, chứa nhiều protein nhưng hàm lương calo thấp.

Khi sơ chế gà, bạn cần lưu ý các bộ phận của thịt gà không nên ăn:

Thứ nhất: Nội tạng gà, các gia đình có thói quen mổ gà giữ lại bộ lòng gà. Về mặt giá trị dinh dưỡng lòng gà nhiều chất đạm, chất béo nhưng đây là bộ phận có nhiều nguy cơ tồn dư lượng thuốc trong quá trình chăn nuôi, giun sán, vi khuẩn, virus gây hại.

Thứ hai: Phao câu giống như kho chứa vi khuẩn, nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Phao câu cũng là nơi chứa lượng mỡ và cholesterol có thể gây hại cho sức khỏe, tuyệt đối không tốt với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, rối loạn máu mỡ.

Thứ ba: Phần dưới da cổ gà chứa nhiều tuyến dịch bạch huyết, không nên ăn.

Thứ tư: Đầu gà là nơi tập trung nhiều chất độc hại, không nên ăn thường xuyên. Đầu gà chứa nhiều cholesterol, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đầu gà còn chứa nhiều vi khuẩn, virus, không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, đùi và cánh gà hai vị trí hay được chọn để tiêm phòng trong quá trình nuôi nên không thể loại trừ việc tồn dư thuốc trong thịt. Theo quan niệm dân gian "thứ nhất phao câu, nhì đầu cánh" đây chỉ là câu nói truyền miệng. Ngày xưa, thực phẩm hiếm nên ăn phao câu béo ngậy bổ sung thêm chất béo. Nhưng hiện nay, quan niệm này không còn đúng. Vì vậy, bạn nên cân nhắc khi ăn những bộ phận này. 

Những người không nên ăn thịt gà

Theo Giáo dục & Thời đại, dù gà ngon miệng và có thể sử dụng để trị nhiều bệnh nhưng theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), không phải ai cũng nên ăn thịt gà. Nếu mắc những bệnh sau mà ăn thịt gà thì hậu quả khôn lường:

Người đang bị thủy đậu: Người bị thủy đậu nên kiêng ăn thịt gà, đặc biệt là phần da bởi nó sẽ gây ngứa, khó chịu ở các nốt thủy đậu. Đồng thời dễ để lại sẹo.

Người đang bị táo bón, khó tiêu: Theo kinh nghiệm dân gian, ăn nhiều thịt gà rất khó tiêu. Những người có vấn đề về tiêu hóa nên tránh ăn thịt gà vì chúng không có lợi về mặt tiêu hóa, sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

Người bị sỏi thận: Thịt gà được biết đến như loại thực phẩm giàu protein, có thể khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi chính vì vậy người đang mắc sỏi thận cần kiêng loại thịt thơm ngon này.

Người mới phẫu thuật: Lương y Trung cho biết những bệnh nhân mới mổ xong mà ăn thịt gà sẽ gây cảm giác ngứa da. Dù còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người nhưng tốt nhất là tránh ăn.

Người bị vết thương hở: Thịt gà vốn có tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương. Ăn nhiều gà sẽ làm da lâu lành, dễ bị viêm nhiễm.

Người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch: Y học hiện đại cho biết da gà và lòng trắng trứng gà có nhiều mỡ, cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà, đặc biệt là da gà và lòng trắng trứng.

Người bị xơ gan: Những người đang mắc bệnh xơ gan cần tránh một số loại thực phẩm có khả năng làm bệnh nặng hơn, điển hình là thịt gà. Do đây là loại thực phẩm có tính nóng nên sẽ trợ thấp nhiệt, làm cho chứng thấp nhiệt ở gan nặng thêm, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu.

Người bị viêm khớp: Viêm xương khớp là loại bệnh ngày càng phổ biến. Việc điều trị chủ yếu hiện nay vẫn sử dụng các thuốc kháng viêm. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và tập luyện cũng góp phần thúc đẩy quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật