1. Bia, rượu
Nếu bạn uống bia, rượu khi dạ dày trống rỗng, bạn sẽ làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày và nhiều bệnh khác. Khi đói, lượng đường trong máu xuống thấp, bạn tiếp tục nạp đồ uống có cồn sẽ rất dễ xảy ra các hiện tượng chóng mặt, đổ mồi hôi, lạnh và đói cồn cào.
Đặc biệt, nếu lượng đường trong cơ thể xuống quá thấp sẽ nhanh chóng dẫn đến trạng thái hôn mê. Uống bia, rượu hay đồ uống có cồn khi đói rất dễ say xỉn và tăng gấp đôi sức tàn phá dạ dày của bạn.
2. Khoai lang
Khoai lang chứa tannin và nướu, có thể kích thích thành dạ dày tiết ra nhiều axit dạ dày và gây khó chịu như ợ nóng nếu ăn khi bụng rỗng. Hơn nữa, trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.
Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.
3. Trà
Uống trà xanh khi bụng đói có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Trà xanh có chất tannin có thể làm tăng a xít trong dạ dày dẫn đến đau dạ dày. Quá nhiều a xít trong dạ dày có thể khiến người ta cảm thấy buồn nôn. Tất cả điều này có thể dẫn đến vấn đề táo bón.
Các hợp chất có thể làm giảm protein giúp đông máu. Trà không cho phép quá trình ô xy hóa a xít béo vì chất chống ô xy hóa của nó, có thể dẫn đến độ đặc của máu loãng hơn. Trà xanh còn kích thích tuyến thượng thận, nơi giải phóng các hoóc môn căng thẳng như cortisol và adrenaline. Điều này sẽ làm tăng huyết áp và nhịp tim, không tốt cho người bệnh.
4. Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng thời điểm, không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Đặc biệt, khi đói mà ăn sữa chua, axit trong dạ dày sẽ tiết ra tiêu diệt các vi khuẩn axit lactic có trong sữa chua, làm giảm tác dụng của sữa chua.
Linh Chi (T/h)