Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

4 cách uống trà xanh sai lầm khiến thận "kêu cứu"

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Trà xanh là thức uống quen thuộc với nhiều lợi ích sức khỏe nhưng ít ai ngờ rằng ba thói quen tưởng chừng vô hại khi uống lại có thể âm thầm gây tổn thương cho thận.

Uống quá nhiều trà

Trong trà có nhiều florua (một hợp chất dinh dưỡng), uống quá nhiều có thể gây hại cho thận. Vì thận là cơ quan bài tiết chính florua nên khi hấp thụ quá nhiều sẽ vượt quá khả năng bài tiết của thận, florua sẽ tích tụ trong cơ thể và hàm lượng chất này trong thận sẽ tăng lên đáng kể.

Florua tồn dư trong thận quá nhiều sẽ gây tổn thương cho thận và ống tủy thận. Do đó, chúng ta cần uống trà có chừng mực để không gây phản tác dụng.

4 cách uống trà xanh sai lầm khiến thận "kêu cứu".

Uống trà sau khi uống rượu

Bởi vì uống trà có thể giúp sảng khoái tinh thần và kích thích não bộ hưng phấn, nên có một quan niệm sai lầm rằng uống trà có thể tỉnh rượu. Tuy nhiên, uống trà sau khi uống rượu không chỉ làm tăng gánh nặng cho tim mà còn gây hại cho thận.

Uống trà có thể làm gia tăng số lần đi tiểu, có tác dụng lợi tiểu. Trong khi đó, rượu chứa nhiều cồn, nếu uống trà sau khi uống rượu, các chất có trong trà xanh sẽ kích thích hệ bài tiết đào thải cùng lúc rượu và nước trà ra ngoài, gây sức ép cho thận.

Uống trà khi bụng đói

Trà chứa một lượng lớn caffeine, có tác dụng giải khát rất tốt cho cơ thể con người, tuy nhiên, có thể làm tăng nhịp tim, gây đánh trống ngực, thúc đẩy thận bài tiết nhiều và tăng gánh nặng cho thận. Trường hợp nặng có thể gây tổn thương thận và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, chúng ta không nên uống trà khi bụng đói.

Uống trà thay nước lọc, quá đặc

Nhiều người có thói quen uống trà xanh thay cho nước lọc hàng ngày và pha trà rất đặc. Tuy nhiên, thói quen này không tốt, có thể dẫn tới hình thành sỏi thận. Bởi vì, trong nước trà xanh có chứa axit oxalic, nếu uống nhiều và quá đặc, lượng axit oxalic tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ dễ gây sỏi thận.

Những ai không nên uống trà xanh

Người bị loét dạ dày

Cafein trong trà có thể thúc đẩy dạ dày tiết ra axit - ảnh hưởng đến việc chữa lành bề mặt vết loét, làm bệnh tình trầm trọng hơn. Hơn nữa, người bị lạnh bụng không nên uống quá nhiều, quá nhiều sẽ gây tức bụng.

Người bị suy nhược thần kinh hoặc mất ngủ

Trà xanh chứa caffein có tác dụng kích thích thần kinh. Vì vậy, uống trà có thể làm cho não trở nên hưng phấn quá mức khiến mất ngủ, đặc biệt nếu uống trước khi ngủ.

Trà xanh chứa caffein có tác dụng kích thích thần kinh.

Người bị táo bón

Trà xanh chứa catechin polyphenol có tác dụng làm se niêm mạc đường tiêu hóa, khiến phân bị khô, gây táo bón hoặc nặng hơn, theo Guru On Time.

Người bệnh tim hoặc huyết áp cao

Uống quá nhiều trà đặc sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.

Người bị xơ vữa động mạch

Trà xanh chứa nhiều loại hoạt chất sinh học như caffein, theophylline, theobromine… có thể gây co thắt mạch máu não, khiến máu lưu thông chậm, thúc đẩy quá trình hình thành huyết khối não. Nó cũng có thể gây co thắt tâm thu động mạch vành, gây thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, hồi hộp, tức ngực và rối loạn nhịp tim.

Người thiếu máu

Axit tannic trong trà xanh kết hợp với sắt trong thức ăn, cản trở sự hấp thụ sắt vào niêm mạc ruột, gây thiếu sắt. Từ đó có thể gây thiếu máu. Vì vậy, những người thiếu máu nên thận trọng khi uống trà xanh. Tốt nhất là không nên uống.

Người bị thiếu canxi hoặc gãy xương

Các alkaloit trong trà có thể ức chế sự hấp thụ canxi, đồng thời thúc đẩy bài tiết canxi trong nước tiểu, do đó canxi trong cơ thể ngày càng ít, dẫn đến thiếu canxi và loãng xương, gãy xương khó hồi phục.

Người đang sốt cao

Bệnh nhân sốt nên uống nước lọc. Hợp chất theophylline trong trà có tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến cơn sốt trầm trọng hơn, đồng thời chất này cũng có tác dụng lợi tiểu làm giảm hiệu quả hạ sốt.

Phụ nữ trong kỳ kinh và cả phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ giai đoạn này sẽ bị thiếu máu, không nên uống trà xanh. Ngoài ra, trà xanh có tính lạnh, nếu uống trong kỳ kinh có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hội chứng tiền kinh nguyệt.

Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh đôi khi bị tim đập nhanh và ngủ kém. Uống quá nhiều trà sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng này, vì vậy nên uống ít và tránh uống trà đặc.

Phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú

Nồng độ caffein trong trà đặc cao tới 10%, sẽ làm tăng tần suất đi tiểu và nhịp tim của bà bầu, đồng thời tăng tải cho tim và thận. Có nhiều khả năng gây nhiễm độc thai nghén, nên uống ít trà sẽ tốt hơn.

Uống quá nhiều trà trước khi sinh, chất caffein trong trà sẽ gây hưng phấn và gây mất ngủ.

Phụ nữ cho con bú không nên uống quá nhiều trà. Nồng độ axit tannic cao trong trà dẫn đến ức chế quá trình tiết sữa, gây tiết sữa không đủ, theo Guru On Time.

Tin nổi bật