Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

4 bạn trẻ không bằng cấp vẫn kiếm tiền tỷ mỗi năm

(DS&PL) -

Từng bỏ học vì quá nghèo, từ làm thuê đến trở thành ông chủ, chân dung những bạn trẻ kiếm tiền giỏi chứng minh đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công

Từng bỏ học vì quá nghèo, từ làm thuê đến trở thành ông chủ... chân dung những bạn trẻ kiếm tiền giỏi chứng minh đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.

Chàng trai tay trắng thành ông chủ kiếm 3 tỷ/năm

Từng bỏ học giữa chừng vì nhà nghèo, không có bằng đại học nhưng Nguyễn Bách Trường (sinh năm 1987) tại Hoài Đức (Hà Nội) trở thành ông chủ của cơ sở sản xuất tăm giang Trường Thịnh. Hiện nay, cơ sở của anh lớn nhất huyện với mức tiêu thụ gần 40 tấn/năm.

Tốt nghiệp cấp 3, Bách Trường nhập ngũ. Xuất ngũ từ năm 2008, anh trở về quê và theo nghề làm tăm truyền thống của gia đình.

Hiện tại anh có hơn 100 nhân công.

Sau khi kết hôn, từ vài tạ tăm mẹ cho, vợ chồng Trường bán được 5 triệu đồng để khởi nghiệp.

Hai năm đầu tiên, Trường sản xuất và kinh doanh tăm theo cách bán trực tiếp tại các cửa hàng trong vùng. Trong thời gian 2 năm đầu lập nghiệp, Bách Trường gặp nhiều khó khăn chồng chất khi không có vốn, cơ sở vật chất kém, thiết bị kỹ thuật chưa cao, thiếu kinh nghiệm quản lý...

Từ một chàng trai mang tăm đi bán rong khắp các nẻo đường, hiện tại Bách Trường trở thành ông chủ của một xưởng sản xuất tăm giang có tiếng, đạt doanh thu 3 tỷ/năm.

Chàng trai làm thuê trở thành ông chủ kiếm hàng chục tỷ đồng

Sinh ra từ làng và trưởng thành từ vùng quê nghèo khó giống Nguyễn Bách Trường là anh Đào Công Trường – Phó chủ tich hội Liên hiệp Thanh niên xã Tản Lĩnh. Chàng trai này trở thành ông chủ của công ty cổ phần bánh sữa Ba Vì với doanh thu 10 tỷ đồng/năm.

Công Trường sinh ra và lớn lên trong gia đình bố là công nhân, mẹ làm ruộng. Công việc Trường bắt đầu làm là chân bán hàng cho nhà phân phối sữa tại khắp các tỉnh Hà Tây.

Công Trường khởi nghiệp thành công với thương hiệu bánh sữa. Ảnh: Tuổi trẻ Thủ đô.

Sau 5 năm vừa học, vừa làm, Trường về quê hương lập nghiệp, vay vốn với 50 triệu đồng. Anh đầu tư xây dựng xưởng sản xuất bánh sữa lấy tên Trường Vũ.

Thời gian ban đầu, Trường gặp phải rất nhiều khó khăn. Anh tâm sự: “Với bất kì một người nào khi lập nghiệp sẽ không tránh khỏi những khó khăn, thất bại rồi mới thành công. Mình luôn biết lấy thất bại của người khác làm bài học cho mình”.

Hiện tại, không chỉ là ông chủ kiếm hàng chục tỷ đồng, Trường con giữ chức Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên xã Tản Lĩnh nhiệm kì 2014-2019.

Trượt đại học trở thành chủ chuỗi cửa hàng có doanh thu 20 tỷ/năm

Có điều kiện hơn khi sống tại Thủ đô, Nguyễn Minh Hiền (phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tuy trẻ tuổi nhưng đã là chủ của 3 cửa hàng thời trang, 2 nhà hàng Sushi tại Hà Nội với doanh thu hàng năm xấp xỉ 20 tỷ đồng. Cô trở thành bà chủ trẻ tuổi của 45 nhân viên.

Thích kinh doanh nên suốt 3 năm học THPT, cô trở thành nhân viên bán mỹ phẩm tại cửa hàng của người bác. Trượt đại học, Hiền không ôn thi tiếp mà quyết định thực hiện niềm đam mê kinh doanh.

Nguyễn Minh Hiền - bà chủ của chuỗi cửa hàng sushi. Ảnh: Tiền phong

Hiền lập nghiệp với việc bán mỹ phẩm trên mạng. Dần tích lũy vốn 100 triệu đồng, Hiền mở cửa hệ thống 3 hàng thời trang tổng hợp. Sau đó, cô quyết định mở hệ thống nhà hàng sushi.

Để có được thành công này, cô gái đã xây dựng kế hoạch lâu dài, trong đó Hiền chú trọng giá cả hợp lý và thái độ phục vụ khách hàng chuyên nghiệp.

Bỏ học vẫn kiếm nhiều tiền

Trần Huyền Hương (24 tuổi) tại Hà Nội đang là chủ quán cà phê Ailu Cat. Huyền Hương là người đầu tiên mở cà phê mèo ở Hà Nội, sau đó cô Nam tiến.

Để đi vào con đường kinh doanh, Hương nhanh chóng quyết định… bỏ học. Cô học trung cấp y sau khi tốt nghiệp cấp 3 nhưng đã bỏ học ngay trong năm đầu tiên.

Hương là người đầu tiên xây dựng mô hình mèo tại Hà Nội. 

Với số tiền làm vốn là 80 triệu, Hương mở quán cà phê mèo đầu tiên, thu hút giới trẻ, thường xuyên trong tình trạng "hết chỗ". Khi công việc kinh doanh đang đi vào ổn định thì Hương quyết định vào Sài Gòn. Cô bỏ ra hơn 400 triệu tìm mặt bằng, sang sửa quán, nhập giống mèo… Ngoài cà phê thú cưng, Hương còn mở dịch vụ chăm sóc, chải lông, tắm, phối giống… cho chó, mèo cũng như buôn bán thú cưng.

Giai đoạn cao điểm, quán mang lại cho cô thu nhập trăm triệu/tháng.

Tin nổi bật