Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

35 viên sỏi "to như đá cuội" trong bàng quang vì thói quen uống 3 lít nước ngọt mỗi ngày

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Một người đàn ông đã phải phẫu thuật loại bỏ 35 viên sỏi khỏi bàng quang sau khi uống 3 lít nước ngọt mỗi ngày.

Trong một video Instagram ngày 24/5 thu hút hơn 8,5 triệu lượt xem, bác sĩ tiết niệu Thales Andrade đã chia sẻ hình ảnh đáng kinh ngạc về những viên sỏi màu vàng lớn vừa được lấy ra từ một bệnh nhân.

Ông cho biết, nguyên nhân trực tiếp của tình trạng sỏi tiết niệu nghiêm trọng này là thói quen uống 3 lít nước ngọt mỗi ngày của người bệnh.

Bác sĩ giải thích, nước ngọt có ga chứa nhiều đường và axit phosphoric, không chỉ làm tăng lượng canxi mà còn tạo môi trường axit lý tưởng cho sỏi hình thành trong thận. "Uống đủ nước và hạn chế đồ uống có ga là cách phòng ngừa thiết yếu. Sức khỏe thận bắt đầu từ những lựa chọn uống hằng ngày của chúng ta," bác sĩ Andrade nhấn mạnh.

Những viên sỏi được lấy ra từ bàng quang người đàn ông. Ảnh: Thales Andrade

Sỏi thận là các cặn canxi tích tụ trong đường tiết niệu. Chúng có thể gây đau dữ dội, buồn nôn, nôn, cảm giác châm chích và thậm chí là có máu trong nước tiểu. Nếu không được điều trị, sỏi có thể di chuyển đến bàng quang, gây nhiễm trùng hoặc suy thận, những biến chứng có thể đe dọa tính mạng.

Theo Quỹ Thận Quốc gia, kích thước sỏi càng lớn, triệu chứng càng nghiêm trọng. Người bệnh có thể cảm thấy đau dữ dội ở vùng lưng dưới, tiểu ra máu, buồn nôn, nôn mửa hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số trường hợp còn bị sốt, ớn lạnh hoặc tiểu khó. Sỏi thận ảnh hưởng đến khoảng 10% dân số, phổ biến nhất ở nhóm tuổi từ 30 đến 60.

Theo thời gian, các tinh thể chất thải trong máu có thể kết tụ trong thận và đường tiết niệu, tạo thành sỏi. Thói quen ăn mặn, uống ít nước, lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn hoặc nước ngọt có ga đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thông thường, sỏi nhỏ có thể được cơ thể tự đào thải qua đường tiểu. Tuy nhiên, với những viên sỏi lớn hoặc gây biến chứng, người bệnh cần được can thiệp bằng tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi niệu quản hoặc phẫu thuật mở bàng quang để lấy sỏi.

Người bị bệnh sỏi thận nên uống gì và không nên uống gì? 

Chế độ ăn uống hàng ngày có thể tác động rõ rệt đến việc hình thành, phát triển của sỏi thận. Ăn uống khoa học vừa giúp tăng cường sức khỏe, vừa tăng hiệu quả trị bệnh để tránh khỏi những nhiều bất tiện do sỏi gây ra. Vậy người bị bệnh sỏi thận nên uống gì và không nên uống gì? 

Tránh caffeine/soda:

Nếu bạn đang bị sỏi thận thì điều quan trọng là phải uống nhiều nước. Tuy nhiên, hãy nhớ phải hạn chế tiêu thụ caffeine. Bạn không nên uống quá 2 cốc (250-500 ml) cà phê, trà, đồ uống lạnh trong một ngày.

Tiêu thụ nhiều caffeine vì có thể gây ảnh hưởng xấu, khiến bạn cảm thấy mất nước, điều này ảnh hưởng không tốt đến những người bị sỏi thận.

Tránh uống rượu:

Mặc dù chưa có công bố chính thứ về mối liên hệ trực tiếp giữa sỏi thận và rượu, nhưng đồ uống này được cho là có thể kích hoạt nguy cơ hình thành sỏi trong thận.

Rượu chứa thành phần purine có thể gây ra sự hình thành sỏi axit uric. Bên cạnh đó, tiêu thụ rượu dẫn đến tổn thương chức năng thận.

Không nên uống nước ngọt: 

Nước ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, đồng thời khiến bạn tăng cân. Bạn nên tránh uống nước ngọt để giảm nguy cơ tái hình thành sỏi thận.

Vậy nếu bạn bị bệnh sỏi thận thì nên uống gì?

Uống nhiều nước:

Thiếu nước sẽ khiến nước tiểu bị cô đặc, các khoáng chất dễ kết tinh với nhau tạo thành sỏi thận, sỏi tiết niệu. Bạn nên uống tối thiểu 2,5 lít nước mỗi ngày, đồng thời chú ý quan sát màu sắc nước tiểu đến khi có màu vàng nhạt và trong để chắc chắn mình đã uống đủ nước.

Uống nước cam, chanh:

Sỏi thận, sỏi tiết niệu dễ được hình thành do nồng độ các khoáng chất (canxi, oxalat, acid uric) tăng cao, trong khi đó chất citrate chống kết tinh sỏi bị suy giảm nghiêm trọng.

Trong nước cam, chanh có chứa nhiều citrate tự nhiên giúp ngăn ngừa tạo mầm sỏi, đồng thời tăng hòa tan sỏi và các cặn lắng trong đường tiết niệu.

Tin nổi bật