Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

3 loại rau bổ nhưng bẩn và độc nhất chợ

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Vừa qua thông tin về rau nhiễm sán, nấm không rõ nguồn gốc…đã làm xôn xao dư luận, khiến người tiêu dùng lo lắng, hoang mang về chất lượng nhiều rau khác.

(ĐSPL) - Vừa qua thông tin về rau nhiễm sán, nấm không rõ nguồn gốc…đã làm xôn xao dư luận, khiến người tiêu dùng lo lắng, hoang mang về chất lượng nhiều rau khác.

Đậu đũa tắm thuốc sâu

Đậu đũa được biết đến là loại rau thân thuộc có tác dụng bổ dạ dày, thận; đặc biệt rất hợp đối với những người bị hư thận, di tinh, nhiều khí hư, đầy bụng, ăn không tiêu do tỳ vị yếu.


Tuy nhiên, theo tiết lộ của người trồng đậu đũa thì đây là loại rau quả mà người trồng phun nhiều thuốc trừ sâu nhất, nếu không phun thì khả năng mất mùa rất cao, bởi đậu đũa dễ bị các loại sâu bệnh như: sâu vẽ bùa, bọ phấn, sâu đục quả, bệnh héo vàng, gỉ sắt… Trong đó, sâu đục quả là đối tượng khó phòng trị nhất. Vì vậy, khi cây bắt đầu đậu quả thì cứ 2-3 ngày lại phải phun thuốc 1 lần, càng gần đến ngày thu hoạch càng phun với mật độ dày đặc. Thậm chí, nếu vừa phun xong khoảng 15 – 20 phút mà có người tới mua thì cũng thu hoạch.

Ngoài thuốc trừ sâu, người trồng  còn dùng cả thuốc kích thích tăng trưởng để đậu đũa phát triển nhanh, quả xanh mướt cho bắt mắt người tiêu dùng.

Theo một cán bộ Tài nguyên môi trường: Các loại thuốc trừ sâu đa số rất bền vững và lưu lại lâu trong môi trường. Đây chính là điều người trồng rau mong muốn vì nó đem hiệu quả trong việc kiểm soát sâu bệnh lâu dài. Vì thế khi thu hoạch rau ngay sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm tăng thêm nguy cơ độc hại, nguy hiểm tới sức khỏe, nặng thì cướp đi tính mạng của con người.

Nếu ăn đậu đũa không được xử lí kỹ thì sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu là điều chắc chắn. Thực tế, có người ăn đậu đũa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường

Kinh hoàng với rau cải xoong có sán

Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao hình ảnh rau cải xoong nhiễm sán, trong thân rau có đầy những con sinh vật lạ màu đỏ lúc nhúc khiến nhiều bà nội trợ hoang mang.


Rau cải xong vốn là loại rau có hàm lượng vitamin, canxi, i-ốt... cao với nhiều công dụng trong việc phòng và trị bệnh, không chỉ giúp phòng bệnh tim mạch, chống lão hóa, bướu cổ mà còn giúp tẩy độc, lợi tiểu, có nhiều chất xơ nên tác dụng tốt đối với dạ dày, thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Ăn rau cải xoong nấu với cá tươi có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, chữa bệnh phổi.

Ngoài ra, rau cải xoong còn là một trong những loại rau được nhiều người chọn để ăn lẩu cùng với rau cần, rau muống…Các loại rau này đều được trồng ở những vùng ngập nước, ruộng, đầm lầy…nên dễ bị nhiễm sán. Nếu rau này trồng ở vùng nước ô nhiễm, nước thải có nhiều chất độc thì các chất độc có thể theo rau đi vào cơ thể, gây nguy hại cho sức khỏe con người.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội): Các loại rau trồng ở dưới nước, đặc biệt ở những vùng nước thải, nước ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng mắt thường có thể phát hiện. Loại này khi vào cơ thể người chúng sẽ bị chết (bất kể ăn rau sống, tái hay chín) vì môi trường cơ thể không thích hợp.

Tuy nhiên, ngoài giun sán… thì còn có trứng giun sán, ấu trùng mà người tiêu dùng không thể nhìn được bằng mắt thường. Trong trường hợp trứng giun sán bám vào rổ rá đựng rau hay ở tay…vô tình đưa lên miệng thì chúng sẽ đi vào cơ thể, bám vào ruột, chui qua thành ruột và đi vào máu tới các bộ phận của cơ thể gây nguy hại cho sức khỏe.

Nấm không hạn sử dụng

Các loại nấm như nấm kim châm, nấm đùi gà… là những loại thực phẩm bổ dưỡng cao cấp. Vì thế đây là món ăn được nhiều người ưa thích.

Từ trước đến nay, người tiêu dùng dường như không để ý tới nguồn gốc các loại nấm này. Tuy nhiên, mới đây người tiêu dùng hoang mang, lo lắng khi các loại nấm trên thị trường có bao bì đóng gói nhưng không ghi hạn sử dụng và không được bảo quản như trên bao bì quy định, một số nấm không rõ nguồn gốc còn được bày bán tràn lan trong siêu thị Big C, Fivimart và tại các chợ cóc (Hà Nội)… Các loại nấm thường chỉ có thể bảo quản từ 5 -7 ngày sau khi thu hoạch và phải bảo quản trong điều kiện nhiệt độ lạnh quy định. Ở các chợ dân sinh, hạn sử dụng của nấm ngắn hơn. Nếu trời khô ráo, nấm chỉ để được khoảng 1 - 2 ngày là hỏng. Nhưng các loại nấm cao cấp bảo quản từ 8 -20 ngày, tiềm ẩn nguy cơ gây hại tới sức khỏe người sử dụng.


Nấm tươi để quá hạn là mầm mống của nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi nấm chuyển sang màu vàng, trong túi có tiết chất nhờn, bốc mùi khó chịu, rễ nấm bở bóp vỡ vụn, chân không còn chặt là dấu hiệu nấm đang bị hư hỏng. Nấm quá hạn sẽ có các loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng, độc tố vi khuẩn nguy hiểm có thể gây ngộ độc, thậm chí ung thư.

Vì vậy, khi chọn nấm người tiêu dùng nên xem đầy đủ các thông tin như nguồn gốc, xuất xứ, thông tin về hạn sử dụng, bảo quản… Lựa chọn các loại rau tươi, không bị giập nát, không bị chuyển màu…Đối với các loại rau ăn sống nên rửa nhiều lần và ngâm nước muối để loại bỏ độc tố. Hạn chế ăn sống, nên “ăn chín uống sôi” để bảo vệ sức khỏe cho bạn và chính gia đình bạn.

Minh Gianh (Tổng hợp)

Tin nổi bật