Từ lâu, con người đã biết sử dụng cá như một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dồi dào. Cá chứa nhiều axit béo omega-3 và các vitamin như D và B2 (riboflavin). Nó cũng rất giàu canxi và phốt pho, là nguồn khoáng chất tuyệt vời như sắt, kẽm, iốt, magiê và kali. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.
Tuy nhiên, không phải bộ phận nào cũng cá cũng đều có thể ăn được. Đặc biệt là 2 bộ phận dưới đây của con cá chứa nhiều chất độc, nhiều người không biết vẫn ăn vì tưởng bổ.
2 bộ phận cá "bổ dưỡng" mà nhiều người vô tình ăn phải, nguy cơ ngộ độc cao.
Nhiều người có thói quen dùng mật cá để ngâm rượu chuyên gia vi chất khuyến cáo mật cá không phải thuốc bổ mà có chứa những độc tố gây hại cho cơ thể. Mật cá, là nơi cung cấp các men, enzyme và có lượng độc tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi.
Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân nuốt mật cá trắm đã bị ngộ độc cấp, thậm chí là tử vong. Do đó khi làm thực phẩm cần rửa thật sạch, nấu nướng kỹ, tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá.
2 bộ phận cá "bổ dưỡng" mà nhiều người vô tình ăn phải, nguy cơ ngộ độc cao.
Nhiều người phát hiện sau khi con cá mua về được mổ bụng, hai bên khoang bụng có một lớp màng đen. Trên thực tế, nó là lớp màng bảo vệ của cá, tồn tại giữa thành bụng cá và các cơ quan nội tạng. Chức năng chính của nó là bôi trơn và bảo vệ các cơ quan nội tạng.
Một chuyên gia về dinh dưỡng từng nói trong bài báo trên tờ Health Times rằng màu sắc của màng bụng cá được quyết định bởi hàm lượng sắc tố trong cá, tức sự lắng đọng melanin trong cơ thể cá.
Dù lớp màng đen này không phải là dấu hiệu của tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nhưng nó chủ yếu được cấu tạo từ các tế bào mỡ, có hàm lượng chất béo cao và giá trị dinh dưỡng thấp cũng dễ tích tụ một số chất ô nhiễm hòa tan trong chất béo. Do đó, ăn lớp màng này cũng không tốt cho sức khỏe của con người.
Cá có thể nhiễm giun, sán do trong quá trình sinh trưởng ăn phải thức ăn ô nhiễm từ môi trường. Trứng sán phát triển trong cá thành các ấu trùng và ngự lâu dài trong nội tạng. Từ đó chúng có thể dễ dàng tấn công qua người, tồn tại trong nhiều năm cũng như phát triển lớn hơn nhiều gây ra tình trạng mệt mỏi, đau bụng nhiều, suy yếu sức khỏe, da vàng vọt, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Tuyệt đối không ăn mật cá bởi phần này của cá cũng rất dễ gây ngộ độc và ảnh hưởng đến tính mạng. Một số loại mật cá trắm, cá chếp được cho là rất nguy hiểm, có thể tác động đến hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp.
2 bộ phận cá "bổ dưỡng" mà nhiều người vô tình ăn phải, nguy cơ ngộ độc cao.
Không nên ăn cá sống vì những lý do cá có thể nhiễm giun sán kể trên, ngăn chặn tình trạng ký sinh trùng phát triển. Một số trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến nguy cơ ung thư gan. Tránh ăn các món ăn tươi sống làm từ cá như sushi, gỏi… nếu chưa được chế biến kĩ lưỡng và được kiểm định chất lượng cá.
Cá chiên lâu tạo độ giòn ngon khi ăn. Tuy vậy chiên cá quá lâu có thể khiến mất hết dưỡng chất trong cá. Bên cạnh đó, thường ăn cá chiên cũng không tốt bằng cách chế biến thông thường. Hạn chế ăn cá chiên để bảo đảm sức khỏe, cũng như không chiên cá quá lâu.
Những lưu ý khi ăn cá sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức trong việc chọn lựa thực phẩm và có cách ăn đúng phương pháp. Thường xuyên ăn cá sẽ rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy biết cách ăn đúng phương pháp để có thể hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng từ cá nhiều hơn.