So với cùng kỳ năm 2022 số vụ giảm 762 vụ tương đương 13,29%, giảm 484 người chết tương đương giảm 14,45%, giảm 214 người bị thương tương đương giảm 5,81%.
Trong đó, đường bộ xảy ra 4.906 vụ, làm chết 2.821 người, bị thương 3.458 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 760 vụ, giảm 453 người chết, giảm 213 người bị thương.
Đường sắt xảy ra 48 vụ, làm chết 34 người, bị thương 13 người. So với cùng kỳ năm trước tăng 6 vụ, tăng 4 người chết, tăng 2 người bị thương.
Đường thuỷ xảy ra 12 vụ, làm chết 8 người, bị thương 0. So với cùng kỳ năm trước giảm 8 vụ, giảm 25 người chết, giảm 3 người bị thương.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông làm 3 người tử vong, 4 người bị thương ở Lâm Đồng.
Về lĩnh vực hàng hải đã xảy ra 4 vụ, làm chết 2 người, không ai bị thương. So với cùng kỳ số vụ không thay đổi (4/4), giảm 10 người chết và mất tích và không có người bị thương.
Đối với lĩnh vực hàng không dân dụng, Uỷ ban ATGT Quốc gia đã nhận được 172 báo cáo an toàn bắt buộc, xảy ra 1 tai nạn mức A, 40 sự cố có nguy cơ uy hiếp an toàn (1 mức B, 2 mức C và 37 mức D).
Trong đó vụ tai nạn nghiêm trọng nhất xảy ra liên quan đến tàu bay trực thăng BELL 505 ngày 05/4/2023 tại khu vực biển giáp ranh xã Gia Luận, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng khiến 5 người thiệt mạng (bao gồm 1 phi công và 4 hành khách), hiện vẫn đang trong quá trình điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Tình hình TNGT theo địa phương 6 tháng đầu năm 2023, có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2022, trong đó 8 địa phương giảm trên 40% số người chết là: Thái Nguyên, Đà Nẵng, Điện Biên, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Thừa Thiên - Huế, Hà Nội, Ninh Bình. Đặc biệt: Thái Nguyên, Đà Nẵng giảm trên 60% số người chết do TNGT.
Bên cạnh đó số người chết do TNGT tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, tại Bình Dương và Tiền Giang cũng được kéo giảm sâu so với cùng kỳ cả về tỷ lệ phần trăm và số lượng tuyệt đối.
Tuy nhiên, vẫn còn 17 địa phương có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ năm 2022, trong đó 7 tỉnh tăng trên 20% là: Lào Cai, Đồng Nai, Thanh Hóa, Sơn La, Tây Ninh, Lạng Sơn và Hà Tĩnh. Trong đó, có 4 tỉnh có số người chết tăng trên 70% trở lên là: Sơn La, Tây Ninh, Lạng Sơn và Hà Tĩnh.
Nhận định về nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên, Uỷ ban ATGT Quốc gia cho rằng ý thức chấp hành các quy định pháp luật về TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông, lái xe và chủ doanh nghiệp còn yếu kém; tình trạng lái xe vi phạm tốc độ, sai phần đường, làn đường cho phép,.. còn diễn ra khá phổ biến; hành vi vi phạm quy định nồng độ cồn, chất ma túy khi lái xe đã giảm sâu nhưng vẫn còn tồn tại.
XEM THÊM: Đề xuất kiểm tra khí thải định kỳ với mô tô, xe gắn máy: Chi phí khoảng 35.000 đồng/lần/năm
Bên cạnh đó, cấp uỷ, chính quyền và lực lượng chức năng ở một số địa phương còn nhận thức chưa đúng, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, còn tình trạng ỷ lại cho các lực lượng chức năng.
Hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về TTATGT ở một số đơn vị, địa phương còn hạn chế; sự phối hợp thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm TTATGT giữa các cơ quan, lực lượng bảo đảm TTATGT có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, nhất là trong kiểm tra việc thực hiện quy định an toàn giao thông đối với các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Nguồn kinh phí dành cho công tác bảo đảm TTATGT còn hạn chế, nhất là kinh phí để thực hiện duy tu, bảo trì, khắc phục điểm đen về TNGT trên mạng lưới kết cấu hạ tầng, kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về TTATGT dành cho các đoàn thể, chính trị xã hội.
Nguyễn Lâm