(ĐSPL) Anh Nguyễn Văn Linh tâm sự, nhiều người nói anh nghèo mà còn lo làm chuyện bao đồng. Thời gian rảnh không chịu làm ăn, cứ nghe đâu kẹt xe là chạy đến tham gia điều tiết, “giải cứu”. Thế nhưng, anh cho đó là việc làm có ích cho xã hội nên thấy thế thì bứt rứt, càng làm. Mặc kệ miệng đời, 11 năm qua, hễ nghe ở đâu kẹt xe, anh lại bỏ dở công việc rửa xe, chạy đến hỗ trợ. Dù mồ hôi nhễ nhại hay ướt sũng nước mưa, anh vẫn không quản ngại…
Bị chửi, xe tông vẫn cười
Khi PV báo ĐS&PL đến, anh Nguyễn Văn Linh (45 tuổi, ngụ khu phố 1, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM) đang loay hoay rửa xe cho khách. Người anh ướt sũng, lấm lem dầu nhớt. Anh nhoẻn miệng cười rồi chạy nhanh vào trong căn lều tạm rửa mặt. Ngồi xuống chiếc ghế nhỏ, anh Linh chia sẻ: “Tôi tranh thủ rửa mấy chiếc xe kiếm tiền. Khoảng 10h, tôi chạy ra mấy điểm kẹt xe để hỗ trợ điều tiết. Trời nắng gắt, gặp kẹt xe, nhiều người nóng nảy dễ sinh chuyện. Mình ra đó, giúp được gì cứ giúp”. Bởi vậy, nguyên tắc bất di bất dịch của “hiệp sỹ giao thông” Nguyễn Văn Linh là cười với tất cả mọi người.
Anh Linh tham gia điều tiết giao thông (ảnh cắt từ clip). |
“Mỗi lần chặn xe người nào, tôi đều phải cười và mong mọi người thông cảm. Mình nói năng nhỏ nhẹ, giải thích cho có tình có lý là người tham gia giao thông nghe theo. Kẹt xe là người ta rất bực bội, mình ở đâu nhảy ra bắt đi thế này đi thế nọ, người ta mất bình tĩnh là đương nhiên. Bởi vậy, mình phải từ tốn hướng dẫn, khuyên mọi người đi theo chỉ dẫn", anh Linh cho biết. Anh đến với công việc điều tiết giao thông cũng rất tình cờ. Anh nhớ lại: 'Khoảng năm 2000, tôi phải rời quê Bình Thuận vào TP.HCM mưu sinh. Cùng lúc đó, mẹ tôi bị bệnh ung thư, phải vào TP.HCM chữa trị. Để có tiền chữa bệnh cho mẹ, tôi vừa chăm sóc mẹ, vừa chạy xe ôm".
Những lần chạy xe ôm, gặp phải kẹt xe, anh khổ sở tìm cách thoát khỏi chỗ ùn tắc, đi cho mau để còn kiếm thêm vài cuốc xe nữa. Có lần, đang chở khách, kẹt xe dữ quá, mọi người chỉ có thể đứng 1 chỗ mà “kêu trời”. Thấy vậy, anh đứng ra điều tiết giao thông, giải quyết ùn ứ cục bộ. Anh vừa giúp thông xe xong, quay ra thì người khách đi xe ban nãy đã bỏ đi mất. Thế nhưng, anh cũng thấy vui khi cách làm của mình có ích, giúp mọi người thoát khỏi kẹt xe. Từ đó, hễ gặp cảnh kẹt xe, anh liền hỗ trợ điều tiết. Đến năm 2005, cha mẹ của anh đều qua đời vì bệnh nặng. Anh lập gia đình và thuê 1 miếng đất trống trên quốc lộ 1A để cùng mấy anh em mở tiệm rửa xe.nghe theo. Kẹt xe là người ta đã rất bực bội, mình ở đâu nhảy ra bắt đi thế này đi thế nọ, người ta mất bình tĩnh là đương nhiên. Bởi vậy, mình phải từ tốn hướng dẫn, khuyên mọi người đi theo chỉ dẫn”, anh Linh cho biết. Anh đến với công việc điều tiết giao thông cũng rất tình cờ. Anh nhớ lại: “Khoảng năm 2000, tôi phải rời quê Bình Thuận vào TP.HCM mưu sinh. Cùng lúc đó, mẹ tôi bị bệnh ung thư, phải vào TP.HCM chữa trị. Để có tiền chữa bệnh cho mẹ, tôi vừa chăm sóc mẹ, vừa chạy xe ôm”.
“Tôi đứng ra thuê đất, mở tiệm rửa xe, rồi phân công nhau làm. Đứa nào rửa chiếc nào thì lấy tiền công chiếc đó. Tôi tranh thủ trong lúc rửa xe thì nghe kênh giao thông. Biết ở đâu đang kẹt xe, tôi liền chạy xe tham gia điều tiết. Cứ vậy mà đã 11 năm đã qua. Lúc đầu, vợ tôi có khó chịu nhưng về sau, cô ấy hiểu và thông cảm, ủng hộ cho tôi làm”, anh Linh chia sẻ. Những năm đầu làm “hiệp sỹ giao thông”, anh chọn những điểm xa như khu vực Suối Tiên (Thủ Đức), Xa lộ Hà Nội, khu công nghiệp Sóng Thần... Ở những điểm này, nguy hiểm luôn chực chờ. Mỗi lần nhớ lại, anh vẫn còn run và thấy mình thật liều lĩnh.
Anh Linh kể, hồi mới làm, anh không có nhiều kinh nghiệm. Đường quốc lộ có rất nhiều xe đầu kéo, xe khách chạy với tốc độ khủng khiếp. Đến khi kẹt xe, những chiếc xe này cũng ngang nhiên lấn lướt, đi không theo bất cứ quy định nào. Anh đứng ra phân luồng, có lần bị xe máy húc thẳng. Thời điểm đó, anh tốn khá nhiều tiền xăng xe, sức lực. Ngày nào, anh cũng đi đến tận khuya mới về. Thấy vợ khó chịu, anh cũng hiểu. Anh chuyển sang chọn những địa điểm trong nội thành TP.HCM để thỏa đam mê “giải cứu” kẹt xe.
Về nội thành TP.HCM, anh Linh tự trang bị thêm còi, gây điều tiết giao thông để đối mặt với những khó khăn mới từ công việc yêu thích. Không phải đối diện với những hung thần xa lộ, anh Linh phải ngao ngán với taxi và xe buýt. Anh chia sẻ: “Taxi, xe buýt trong nội thành chạy ẩu lắm. Gặp điểm kẹt xe, tài xế còn cố tình chạy sai, miễn sao vượt qua điểm ùn ứ, về trạm đúng giờ là được. Nhiều khi, tôi ra tín hiệu dừng xe mà họ còn lao tới. Tôi phải bám vào càng gạt nước của xe để thoát hiểm. Người lái xe máy chạy đủ kiểu như: Leo lề, vượt đèn đỏ, phóng nhanh... Tôi đứng giữa đường phân luồng, điều tiết còn bị họ lao thẳng vào. Hai bên chân tôi đều có sẹo do bị xe máy tông”.
Hết mình vì người khác
Tai nạn, mệt mỏi nhưng mỗi ngày, anh Linh đều dành khoảng thời gian từ 13h30 đến 20h để tham gia điều tiết giao thông. Người tham gia giao thông ở các ngả đường Nguyễn Thị Minh Khai, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Điện Biên Phủ, Hoàng Sa, Lê Văn Sỹ... đã quen thuộc với hình ảnh anh “hiệp sỹ giao thông” Nguyễn Văn Linh. “Chỉ trừ Chủ nhật là tôi không tham gia. Những ngày khác, hễ có kẹt xe ở những điểm nóng là tôi lại chạy xe máy đến. Có lần, tôi mải mê phân luồng, hướng dẫn mọi người mà bị mất chiếc xe máy. Mưa hay nắng, bệnh tật cũng tự chịu, nhưng nghe kẹt xe là phải đi”, anh Linh tâm sự.
Lý giải về công việc “bao đồng” của mình, anh Linh cho biết, anh đã 2 lần phải dùng đến xe cấp cứu. Khi nằm trên xe, anh rất hiểu cảm giác cấp bách và cầu mong xe chạy nhanh đến bệnh viện. Gặp kẹt xe, người thân của mình như ngã quỵ. Họ sợ vì 1 lý do không đáng mà mất đi người thân. Bởi vậy, khi vào TP.HCM sinh sống, mỗi lần thấy xe cấp cứu bị kẹt là tim anh thắt lại, bằng mọi giá, để mặc xe máy bên đường, anh lao vào “giải cứu” cho xe cấp cứu. Khi xe thoát ra khỏi đám đông bát nháo, người thân của bệnh nhân trên xe nhìn mình với ánh mắt ấm áp thì có cần phải nói gì thêm nữa.
Anh Linh rất lạc quan dù cuộc sống còn nhiều khó khăn (ảnh Ngọc Lài). |
Công việc của anh làm chỉ khiến những người thiếu ý thức bực dọc, còn đa số người tham gia giao thông đều yêu mến anh. Thấy anh phơi nắng điều tiết giao thông, người dân liền mang nước mát, bánh trái đến cho anh giải khát. Có người vượt qua được điểm kẹt nhưng họ vẫn mua chai nước suối rồi quay lại đưa cho anh. Mới đây, trong cơn mưa lịch sử khiến giao thông TP.HCM hoảng loạn, anh Linh miệt mài điều tiết giao thông, phụ giúp người đi đường sửa xe, thoát điểm ngập nước. Đến khi cơn mưa dứt, người người đã về nhà an toàn, anh Linh ngã ra đường vì đói lả và lạnh.
Anh nói: “Mặc áo mưa vướng víu, đi lại khó khăn. Vả lại, tôi mặc áo mưa thì mọi người không thấy được chiếc áo “hiệp sỹ giao thông”. Họ lại cáu gắt, không nghe lời mình khuyên. Thế nên, tôi chấp nhận dầm mưa để công việc trôi chảy, giúp mọi người về nhà càng nhanh càng tốt. Chuyện mệt lả thì chỉ có lần mưa lớn thôi. Ngày nào, trước khi đi, tôi đều mua gói xôi mang theo để ăn và 1 chai nước. Lúc về, thế nào cũng có vài chai nước suối, bịch bánh bà con biếu. Vậy là vui Làm việc tốt nhưng anh Linh phải né tránh người quen. Thế nên, dù đang sống ở quận Bình Tân (TP.HCM) nhưng anh phải chạy sang tận quận Bình Thạnh, quận 3, quận Tân Bình... để làm công việc yêu thích.
Anh Linh tâm sự, anh rất ngại gặp người quen. Họ nói anh nghèo khó, mà không chịu làm ăn, bỏ thời gian làm chuyện tào lao. Đôi lúc, anh cũng buồn nhưng ngẫm lại việc mình làm là có ích, cứ làm nhiều việc tốt, để đức cho con cái sau này. Hơn chục năm ở thành phố, anh vẫn ở nhà thuê, vẫn phải cầm cố xe cộ, lấy tiền đóng học phí cho hai đứa con. Thế nhưng, chưa bao giờ anh nghĩ đến việc không “làm chuyện bao đồng” nữa.
11 năm dầm mưa dãi nắng với đam mê không giống ai, anh Linh cũng phải trả giá bằng mồ hôi và máu. Đó là những lần bị xe tông vào chân tứa máu, là đôi bàn chân với những móng chân hư hỏng, vì ngâm nước quá lâu.
N.L