Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

10 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2016

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Thành công của kỳ thi THPT quốc gia 2015, Thay đổi phương thức thi THPT quốc gia năm 2017, Bạo lực học đường gia tăng... là những sự kiện nổi bật Bộ GD-ĐT...

(ĐSPL) – Thành công của kỳ thi THPT quốc gia 2015, Thay đổi phương thức thi THPT quốc gia năm 2017, Bạo lực học đường gia tăng... là những sự kiện nổi bật Bộ GD-ĐT năm 2016.

Thành công của kỳ thi THPT quốc gia 2015

Năm 2016 đã chứng kiến thành công bước đầu của Bộ GD-ĐT trong công tác chuẩn bị, áp dụng hình thức thi và xét tuyển đại học của kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Kỷ luật phòng thi được siết chặt, đề thi có tính phân hóa cao, đề thi trải rộng đã bước đầu đánh giá thực chất năng lực của thí sinh tham dự.

Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia. (Ảnh: Zing.vn)

Đồng thời, các thí sinh sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 để xét tuyển đại học không còn phải đổi mặt với tình trạng “chơi cổ phiếu” giống như năm 2015. Tuy nhiên, tình trạng thí sinh ảo, nhiều trưởng đại học, cao đẳng “top 2” không tuyển đủ thí sinh vẫn khiến các nhà quản lý giáo dục đau đầu tìm phương án khắc phục trong năm 2017.

Thay đổi phương thức thi THPT quốc gia năm 2017

Chiều 28/9/2016, Bộ GD-ĐT chính thức công bố phương án thi THPT và xét tuyển ĐH, CĐ 2017. Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia 2017 sẽ tổ chức theo 5 bài thi, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (3 môn bắt buộc) và 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) và Khoa học xã hội (Sử, Địa, GDCD đối với Giáo dục THPT; tổ hợp Lịch sử, Địa lý với GDTX).

Các thí sinh sẽ phải thi 4 bài thi, gồm 3 bài bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn tự chọn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Hình thức bài thi cũng được đổi mới hoàn toàn. Theo đó, ngoại trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Mỗi thí sinh trong một phòng thi sẽ có một mã đề riêng. Bài thi sẽ được chấm bằng máy. Các môn thi có số lượng câu hỏi và thời gian làm bài khác nhau theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Theo Bộ GD-ĐT, việc sử dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan giúp đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh toàn diện hơn so với hình thức tự luận. Hình thức thi trắc nghiệm phù hợp với cuộc thi có quy mô lớn như kỳ thi THPT quốc gia. Đồng thời, giúp thí sinh và cơ quan chức năng giảm chi phí, công sức so với phương thức thi cũ.

“Nan giải” vấn đề kiểm soát dạy thêm, học thêm

Tháng 6/2016, UBND TP. Hồ Chí Minh đã khiến dư luận xôn xao khi có CM có công văn gửi Sở GD-ĐT, Sở Văn hóa - Thể thao và 24 quận huyện về việc quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm và công tác tuyển sinh tại các trường.

Theo đó, kể từ năm học 2016–2017 sẽ chấm dứt việc tổ chức học, dạy thêm tại các trường trên địa bàn. Hoạt động này chỉ diễn ra tại các trung tâm ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa ngoài nhà trường. Tuy nhiên, đến đầu tháng 10/2016, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã có thông báo cho phép được tổ chức dạy thêm ở những trường không dạy 2 buổi/ngày và trên cơ sở tự nguyện của học sinh.

Ban hành thêm Thông tư 22 đánh giá học sinh tiểu học

Trước việc Thông tư 30 quy định đánh giá học sinh về học tập theo hai mức “hoàn thành hoặc chưa hoàn thành”, năm 2016, Bộ GD-ĐT đã ban hành thêm Thông tư 22 quy định việc đánh giá định kì đối với từng môn học, hoạt động giáo dục được lượng hoá thành ba mức Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành.

thông tư 22Quy định về hồ sơ đánh giá học sinh theo Thông tư 22 có sự thay đổi đáng kể. Theo đó, thay vì có 5 loại như trước đây thì hiện tại gồm có: Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Ngoài ra, việc ghi chép của giáo viên cũng có sự thay đổi, theo chiều hướng đơn giản và gọn nhẹ hơn.

Theo Bộ GD-ĐT, việc quy định như vậy nhằm xác định rõ mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng để động viên học sinh phấn đấu trong học tập, để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động, phương pháp dạy và học, đồng thời giúp cha mẹ học sinh nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con mình và có biện pháp giúp đỡ để các em tiếp tục vươn lên.

Liên tiếp đạt huy chương vàng các kỳ thi Olympic quốc tế

Năm 2016, Việt Nam đã cử 7 đoàn với 37 học sinh tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực. Kết quả, 36/37 học sinh đoạt giải với 9 huy chương vàng, 14 huy chương bạc, 11 huy chương đồng và 2 bằng khen. Đây là năm đầu tiên tất cả các đoàn dự thi Olympic quốc tế đều có học sinh đoạt huy chương vàng.

3 học sinh xuất sắc nhất với thành tích hai năm liên tiếp đoạt huy chương vàng tại các kỳ Olympic khu vực và quốc tế được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Trong số các học sinh đạt giải có em Đinh Thị Hương Thảo (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) còn nhận được giải đặc biệt “Nữ sinh xuất sắc nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”. Em là nữ sinh duy nhất đoạt huy chương vàng cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2016.

Bạo lực học đường gia tăng

Bạo lực học đường trong năm 2016 tiếp tục trở thành vấn đề nổi cộm của ngành giáo dục trong năm 2016.

Bạo lực học đường trong năm 2016 tiếp tục gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng. 

Dư luận đã phải sửng sốt khi chứng kiến một clip dài hai phút được đưa lên mạng internet trong ngày 5/10 ghi lại cảnh hai nữ sinh hành hung một cô gái ở TP Huế (Thừa Thiên - Huế). Nạn nhân chỉ biết đưa tay đỡ đòn khi bị hai người đánh tới tấp. Clip bạo lực học đường ở Nghệ An cũng gây xôn xao dư luận vì các nạn nhân phải điều trị gần 1 tuần ở bệnh viện. Nghiêm trọng hơn là cái chết của em Quang Huy (15 tuổi) ở Yên Bái. Cũng xuất phát từ bạo lực học đường, cậu học sinh cấp 2 đã tự tử sau khi clip em bị đánh, bắt quỳ giữa đường trước mặt bạn bè lan truyền trên mạng.

Trước việc bạo lực học đường gia tăng, Bộ GD-ĐT đã có nhiều hành động mạnh mẽ để chấn chỉnh tình trạng này. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của các chính sách này cần phải đánh giá lại khi bạo lực học đường ngày càng gia tăng cả về tần suất và mức độ nghiêm trọng.

Ban hành Dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2017

Tháng 12/2016, Bộ GD-ĐT chính thức ban hành Dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2017 với nhiều điểm mới có lợi cho thí sinh. Trong đó, có một số điểm mới trong dự thảo của Bộ GD-ĐT gây chú ý trong dư luận như: bỏ ngưỡng đảm bảo chất lượng như mọi năm; Các trường tự tổ chức thi và xét tuyển nhiều đợt trong năm; Không giới hạn số nguyện vọng, số trường; Xây dựng Cổng thông tin tuyển sinh để “lọc ảo”; Xét tuyển bổ sung được thực hiện nhiều lần....

Những điểm mới này được nhiều người đánh giá sẽ làm tăng cơ hội cho thí sinh được bước vào cánh cổng giảng đường đại học. Tuy nhiên, việc đảm bảo chất lượng thí sinh, đảm bảo chất lượng đầu ra của sinh viên cũng khiến dư luận xã hội băn khoăn.

Học sinh “sống ảo”

Trong năm 2016, dư luận ghi nhân rất nhiều trường hợp và học sinh, sinh viên mắc phải tình trạng “sống ảo” trên mạng xã hội. Cụ thể, một thanh niên tuyên bố tự thiêu sau khi đủ 40.000 lượt like, có người xin đủ like sẽ trần truồng khoe thân chạy 7 vòng sân trường và đặc biệt là trường hợp nữ sinh lớp 8 ở Khánh Hòa đốt trường vì "1000 like trên Facebook".

Học sinh nữ bị "ép" phải đột trường vì câu like trên Facebook.

Gia đình và nhà trường đồng thời cần giáo dục cho trẻ về các giá trị sống, kỹ năng sống để các em biết tự chủ, tự trọng, biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình. "Cấm ngay các em sử dụng Facebook là rất khó nhưng các trường nên có nội quy sử dụng mạng xã hội. Mấy năm nay, trường tôi đã áp dụng quy định này, yêu cầu các em ứng xử có văn hóa, không giao tiếp bừa bãi hay làm ảnh hưởng đến hình ảnh nhà trường", TS Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường Đinh Tiên Hoàng cho biết.

Cử nhân thất nghiệp

Trong năm 2016, Bộ LĐ-TB-XH đã công bố những số liệu cụ thể về tình trạng thất nghiệp của Việt Nam. Cụ thể, số người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp trong quý 2/2016 là 1,088 triệu người, con số này đã tăng 16.400 người so với quý 1/2016. Trong đó, có 418.200 người có chuyên môn kỹ thuật (chiếm 40%) bị thất nghiệp.

Đến quý III/2016 cả nước có tới cả nước có 1.117.700 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp. Trong đó, số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật thất nghiệp là 456.100 người. Nhóm có trình độ đại học trở lên thất nghiệp nhiều nhất với 202.300 người, nhóm cao đẳng chuyên nghiệp là 122.400 người.

Những con số cử nhân đạo học, cao đẳng thất nghiệp đặt ra vấn đề cho ngành giáo dục Việt nam trong việc phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.

Siết chặt đào tạo tiến sĩ

Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, hiện nay, cả nước đang triển khai đào tạo 971 ngành tiến sĩ, tại 158 cơ sở đào tạo. Kết thúc năm học 2015-2016, quy mô của các cơ sở đào tạo trên cả nước là 13.598 nghiên cứu sinh. Theo tính toán, kinh phí đào tạo cho một nghiên cứu sinh thành tiến sĩ chỉ khoảng 15 triệu đồng/năm (tương đương khoảng 700 USD, trong khi nghiên cứu sinh ở nước ngoài khoảng 15 nghìn USD/năm).

Một lễ bảo vệ luận án tiến sĩ của Học viện Khoa học Xã hội.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-DT Bùi Văn Ga, chất lượng đào tạo tiến sĩ tại một số cơ sở chưa bảo đảm, đề tài nghiên cứu, không xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, kết quả nghiên cứu không có điểm mới. chi phí bình quân cho việc đào tạo tiến sĩ là 15 triệu/năm thì quá thấp. Với đầu tư nhỏ bé như vậy khó đòi hỏi chất lượng cao được. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, vấn đề kinh phí đào tạo cũng rất quan trọng.

Tin nổi bật