Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Từ hôm nay 7/5, vàng trang sức xuất khẩu chịu thuế suất 2\%

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Các mặt hàng vàng trang sức, kỹ nghệ và các sản phẩm bằng vàng khác có hàm lượng vàng từ 95\% trở lên khi xuất khẩu sẽ chịu thuế suất 2\%.

(ĐSPL) - Các mặt hàng vàng trang sức, kỹ nghệ và các sản phẩm bằng vàng khác có hàm lượng vàng từ 95\% trở lên khi  xuất khẩu sẽ chịu thuế suất 2\%.

Theo nội dung Thông tư số 36/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực từ hôm nay (7/5), các mặt hàng vàng trang sức, kỹ nghệ và các sản phẩm bằng vàng khác có hàm lượng vàng từ 95\% trở lên sẽ phải chịu thuế xuất khẩu 2\% thay vì 0\% như hiện tại.

Cụ thể, các mặt hàng sẽ chịu thuế suất xuất khẩu mới 2\% bao gồm đồ trang sức và các bộ phận rời của đồ trang sức bằng vàng có hàm lượng vàng từ 95\% trở lên; đồ kỹ nghệ vàng hoặc bạc và các bộ phận rời của đồ kỹ nghệ vàng bạc bằng vàng, đã hoặc chưa mạ hoặc dát phủ kim loại quý, có hàm lượng vàng từ 95\% trở lên, và các sản phẩm khác bằng vàng, đã hoặc chưa mạ hoặc dát phủ kim loại quý, có hàm lượng vàng từ 95\% trở lên.

Thông tư cũng quy định, đối với các mặt hàng đồ kim hoàn bằng vàng (thuộc nhóm 71.13), đồ kỹ nghệ bằng vàng (thuộc nhóm 71.14) và các sản phẩm khác bằng vàng (thuộc nhóm 71.15) để được áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu 0\%, ngoài hồ sơ hải quan theo quy định chung, phải có Phiếu kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng dưới 95\% do tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định cấp.

Trường hợp các mặt hàng trên xuất khẩu theo hình thức gia công xuất khẩu, hoặc có đủ điều kiện xác định là được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu, xuất khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu, khi làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định hiện hành, không phải xuất trình Phiếu kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng.

Các mặt hàng vàng trang sức, kỹ nghệ và các sản phẩm bằng vàng khác có hàm lượng vàng từ 95\% trở lên khi  xuất khẩu sẽ chịu thuế suất 2\%.

Đối với trường hợp xuất khẩu theo hình thức sản xuất xuất khẩu, khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp phải xuất trình giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu của ngân hàng nhà nước theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012.

Để tiến hành thử nghiệm, xác định hàm lượng vàng trang sức, mỹ nghệ xuất khẩu, Thông tư quy định một số tổ chức đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định gồm: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3, Viện Ngọc học và Trang sức Doji, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Trung tâm vàng

Cuối năm 2014, ngay khi Bộ Tài chính công bố dự thảo Thông tư sửa đổi mức thuế xuất khẩu từ 0\% lên 2\%, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đã có kiến nghị trì hoãn thời gian thực hiện thuế suất mới. Lý do được đưa ra là hiện thị trường vàng khá ảm đạm và nếu tăng thuế xuất khẩu các mặt hàng nữ trang có thể khiến doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh với các quốc gia mà thuế xuất khẩu vẫn là 0\% như Trung Quốc, Thái Lan hay Indonesia.

Doanh nghiệp vàng và nữ trang sống khỏe

Trao đổi trên báo Đầu tư, đại diện Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, PNJ chỉ xuất khẩu nữ trang vàng từ 18K trở xuống, nên việc tăng thuế xuất khẩu với vàng nữ trang có hàm lượng 95\% trở lên tác động không đáng kể đến DN.

Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) cũng cho rằng, Thông tư 36/2015/TT-BTC là nhằm ngăn chặn hiện tượng xuất khẩu vàng nguyên liệu trá hình vàng trang sức. Trên thực tế, vàng trang sức có hàm lượng 75\% là phổ biến, rất hiếm vàng trang sức có hàm lượng 95 - 99\%. Vì vậy, đối tượng chịu điều chỉnh của Thông tư 36/2015/TT-BTC là rất hẹp. Nói cách khác, các DN vàng hầu như không bị ảnh hưởng bởi quyết định tăng thuế xuất khẩu vàng nữ trang.

Trên thực tế, xuất khẩu vàng nữ trang của nước ta rất hạn chế thời gian qua, ngay cả khi được áp thuế xuất khẩu 0\%. Thời đỉnh cao, xuất khẩu vàng nữ trang của Việt Nam đạt kim ngạch gần 3 tỷ USD (năm 2011), song đã liên tục sụt giảm thời gian gần đây. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm năm 2014 chỉ đạt hơn 0,67 tỷ USD.

Các DN vàng hầu như không bị ảnh hưởng bởi quyết định tăng thuế xuất khẩu vàng nữ trang.

Hiện trên thị trường có 3 công ty xuất khẩu vàng nữ trang là PNJ, SJC và DOJI, song xuất khẩu chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu doanh thu của các DN này.

Theo phản ánh của các DN, không được nhập khẩu nguyên liệu, phải mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường trong nước với giá cao là nguyên nhân chính khiến vàng nữ trang Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, một nguyên nhân nữa khiến sản phẩm vàng nữ trang nước ta khó cạnh tranh là lâu nay chất lượng vẫn bị thả nổi, vàng ăn gian tuổi tồn tại phổ biến. Với chất lượng “nội”, giá lại cao hơn giá quốc tế, không có gì khó hiểu khi bấy lâu nay vàng nữ trang Việt Nam vẫn quanh quẩn sân nhà.

Mặt khác, trước đây, kinh doanh vàng miếng mang lại lợi nhuận béo bở cho các ngân hàng và DN vàng. Tuy nhiên, kể từ khi Ngân hàng Nhà nước siết lại hoạt động kinh doanh vàng miếng, biến SJC thành thương hiệu vàng độc quyền quốc gia, thì doanh thu vàng miếng của các DN, ngân hàng sụt giảm thê thảm.

Trong khi kinh doanh vàng miếng “chết sặc”, thì các DN vàng bán lẻ và nữ trang vẫn sống khỏe, dù chỉ quanh quẩn ở thị trường trong nước. Theo tính toán của các chuyên gia vàng, mỗi lượng vàng nữ trang bán ra, các DN vàng có thể thu lãi 1 - 1,5 triệu đồng. Chưa kể, các DN vàng nhỏ lẻ, không thương hiệu, ăn gian tuổi vàng thì lãi có thể lên tới 2 - 2,5 triệu đồng/lượng. Thực tế, dù vàng miếng sụt giảm, DN vàng bán lẻ và nữ trang vẫn liên tục tăng trưởng doanh thu, nhờ chuyển hướng mạnh sang vàng nữ trang.

Chẳng hạn, năm 2014, DOJI đạt doanh số khoảng 40.000 tỷ đồng, tăng 5.000 tỷ đồng so với năm 2013. Công ty Bảo Tín Minh Châu tuy không công bố doanh số, lợi nhuận, song vẫn không ngừng gia tăng sản xuất.

PNJ còn có sự chuyển mình mạnh mẽ hơn khi tấn công mạnh vào thị trường nữ trang. Số liệu công bố tại Đại hội đồng cổ đông năm 2015 của PNJ cho thấy, năm 2014, thị phần bán lẻ nữ trang của PNJ đã tăng từ mức 14\% năm 2013 lên 21\% năm 2014.

Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT PNJ cho biết, Công ty dự kiến mở thêm 35 cửa hàng trong năm nay, đồng thời đang nhập khẩu máy móc thiết bị từ châu Âu để sản xuất các sản phẩm trang sức của Italy, nhằm thay thế 60 - 70\% lượng trang sức nhập từ Italy trong cơ cấu bán hàng của PNJ đến cuối năm nay và nhắm tới xuất khẩu.

Nhiều DN vàng cho rằng, việc siết chặt hoạt động kinh doanh vàng nữ trang của Ngân hàng Nhà nước và Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ được ban hành đã tạo cơ hội vô cùng thuận lợi cho các DN lớn có thương hiệu phát triển. Nếu Ngân hàng Nhà nước cho phép DN vàng nhập khẩu vàng nguyên liệu, đồng thời các cơ quan chức năng kiểm soát chất lượng vàng nữ trang chặt chẽ, các DN trong nước sẽ dần lấy lại được lợi thế cạnh tranh, hướng ra xuất khẩu.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Xem thêm video: Tác hại không ngờ vì sử dụng điều hòa nhiệt độ sai cách[mecloud]SRjIR6KjoV[/mecloud]

Tin nổi bật