Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

10 năm gieo niềm tin và hy vọng của nam bác sĩ vừa giảng dạy vừa làm chuyên môn

  • Mộc Trà
(DS&PL) -

Cái đẹp của bác sĩ là cứu người, cái đẹp của nghề thầy giáo là giảng dạy học trò nên người. Nhưng vừa giảng dạy vừa cứu người thì cái đẹp ấy càng được nhân đôi.

Đam mê 'đi tìm cái đẹp' từ nhỏ

Luôn tay luôn chân với những tài liệu mới, Ths.BS Nguyễn Minh Nghĩa, giảng viên Khoa Tạo hình Phẫu thuật thẩm mỹ, Trường Đại học Y Hà Nội, Phụ trách khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai (Hà Nội) kết thúc ngày làm việc thường vào 10h tối.

“Đây là thói quen tôi học được từ người thầy đầu tiên của mình, luôn khiến bản thân bận rộn mới tìm được điều mới mẻ”, BS Nghĩa bộc bạch.

Là bác sĩ nam, nhưng anh lại theo đuổi chuyên ngành làm đẹp. Hơn nữa, là chuyên ngành chuyên “sửa” những sản phẩm lỗi.

“Tôi thích mổ xẻ, thích phẫu thuật, thích tìm cái đẹp và đặc biệt thích sửa những ca hỏng, lỗi”, BS Nghĩa cười và cho biết.

Anh cho biết, ngay từ khi còn rất nhỏ, BS Nghĩa đã được biết về ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Chị gái anh bị xơ cơ ức đòn chũm khiến cổ bị lệch sang một bên, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến chị thường xuyên bị trêu đùa, ảnh hưởng đến tâm lý và lâu dài đến cột sống cổ".

Sau khi được phẫu thuật, chị gái đã ổn định, không bị lệch vẹo và chị trở nên tự tin và xinh đẹp hơn rất nhiều.

“Thấy những thứ ‘thần kỳ’ sau những cuộc phẫu thuật của chị gái. Tôi thấy càng hứng thú và muốn tìm hiểu, theo đuổi ngành này hơn. Chuyên ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ không liên quan quá nhiều đến sự sống cái chết như chuyên ngành khác nhưng mang đến cho mọi người một cuộc sống mới hoàn hảo và hạnh phúc hơn, giúp thay đổi cả cuộc đời và số phận của một con người”, BS Nghĩa nói.

Bác sĩ Nghĩa tâm sự, dù là nam giới nhưng theo đuổi ngành làm đẹp, đặc biệt là chuyên ngành “sửa chữa” những sản phẩm lỗi, anh lại có cho mình nhiều kỷ niệm, câu chuyện đặc biệt.

Thêm nữa bác sĩ Nghĩa nhận thấy, nhu cầu làm đẹp bằng phẫu thuật thẩm mỹ là hoàn toàn chính đáng và ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nhiều người có xu hướng kỳ vọng quá nhiều, thậm chí là phi thực tế, vào kết quả của các ca phẫu thuật.

Khi không đạt được mong muốn, họ tiếp tục tìm đến dao kéo với hy vọng làm đẹp hơn nữa. Điều này không chỉ gây ra nhiều biến chứng, mà còn khiến họ ngày càng rơi vào tình trạng tự ti, lo âu.

“Đây là điều trăn trở khiến tôi càng muốn ‘dấn thân’ vào ngành này, để có thể gíup bệnh nhân hiểu sâu hơn về cái đẹp”, BS Nghĩa quan niệm.

Theo BS Nghĩa phẫu thuật thẩm mỹ có thể mang lại sự thay đổi lớn, nhưng không thể giải quyết tất cả các vấn đề tâm lý hay giúp con người đạt đến sự hoàn hảo tuyệt đối.

Việc làm đẹp thông minh phải dựa trên sự cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn những phương pháp phù hợp, an toàn.

Bên cạnh đó, người dân cần hiểu rõ về quy trình, phương pháp, và những rủi ro có thể gặp phải. Đặc biệt, không nên vội vàng thực hiện nhiều dịch vụ cùng lúc mà cần có lộ trình cụ thể và được tư vấn kỹ lưỡng từ các bác sĩ có chuyên môn.

Nam bác sĩ quan niệm: "Muốn 'sản phẩm' đẹp cũng phải xuất phát từ tâm"

BS Nghĩa cũng nhấn mạnh, các phòng khám thẩm mỹ chỉ được phép thực hiện các tiểu phẫu nhỏ. Đối với các ca phẫu thuật lớn như: nâng ngực, hút mỡ, hay đặt túi mông, khách hàng bắt buộc phải thực hiện tại bệnh viện để đảm bảo an toàn.

Chỉ những cơ sở y tế đạt chuẩn và có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm mới có thể đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ và hạn chế tối đa biến chứng.

10 năm làm nghề, vị bác sĩ không nhớ mình đã mang lại vẻ đẹp, sự tự tin và hạnh phúc cho bao nhiêu nữ bệnh nhân, nhưng với anh chỉ cần thấy bệnh nhân vui và hạnh phúc đó là nguồn động viên và an ủi lớn nhất dành cho người làm nghề.

"Thực sự tôi có rất rất nhiều ca bệnh đáng nhớ và điều luôn để lại sự ấn tượng đó là sự chăm sóc chia sẻ của những người chồng, người yêu đồng hành đi làm đẹp cùng người phụ nữ của mình", BS.Nghĩa nói.

BS.Nghĩa kể thêm về ca bệnh để lại ấn tượng nhất đó là trường hợp nữ bệnh nhân sau điều trị áp xe tuyến vú sau sinh tuyến vú bị méo mó biến dạng.

"Chính người chồng đã tìm đến tôi nhờ tư vấn và đưa vợ đến khám. Người chồng chia sẻ rất thương vợ, sau quá trình sinh nở vất vả, tiếp đến quá trình áp xe rồi mổ chọc nạo áp xe rất đau đớn và bây giờ sau khi ổn định để lại tình trạng ngực rúm sẹo co kéo chằng chịt", BS.Nghĩa kể.

Theo lời của chồng bệnh nhân, vợ của anh mặc cảm nhiều, không khí gia đình trầm buồn, tuy còn trẻ nhưng dần dần vợ ngại ra ngoài, chỉ mặc quần áo rộng không dám ăn diện. Thậm chí, không dám gần gũi chồng muốn đẩy chồng ra để chồng tìm hạnh phúc mới…

Sau 2 lần phẫu thuật đặt túi kèm bóc xơ dính, ghép mỡ vòng 1 của người vợ đã được cải thiện, không còn tình trạng co kéo.

"Tuy còn sẹo nhưng nữ bệnh nhân đã tự tin hơn nhiều", BS.Nghĩa cho hay.

Được giảng dạy không chỉ đơn thuần là sợ đam mê với ngành y mà còn là mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm...

Giảng dạy để nhân đôi cái đẹp

Vừa là bác sĩ chuyên khoa, vừa đảm nhiệm công tác giảng dạy với bác sĩ Nghĩa đó như một đặc ân. “Được giảng dạy không chỉ đơn thuần là sợ đam mê với ngành y mà còn là mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với thế hệ sinh viên tiếp theo. Khi được làm giảng viên tôi thấy tự hào, hạnh phúc và được tận hưởng niềm vui từ việc truyền đạt kiến thức, đồng thời giữ nguyên sứ mệnh của một bác sĩ. Đặc biệt vừa làm chuyên môn vừa giảng dạy, lại còn liên quan đến làm đẹp, thì cái đẹp lại càng nhân đôi”, nam giảng viên Khoa Tạo hình Phẫu thuật thẩm mỹ, Trường Đại học Y Hà Nội bộc bạch.

Bác sĩ Nghĩa quan niệm rằng, y khoa là một lĩnh vực đặc biệt, trong đó ngành phẫu thuật thẩm mỹ lại càng có nhiều nét riêng.

“Tôi luôn ý thức, khi là một bác sĩ, cả đời có thể chỉ khám – chữa cho hàng nghìn bệnh nhân. Nhưng khi là một giảng viên, đào tạo các thế hệ sinh viên Y khoa, tôi có thể gián tiếp cứu chữa vô số bệnh nhân. Vì vậy, trách nhiệm của giảng viên Y khoa vô cùng lớn lao.

Tôi quyết đem toàn bộ Tâm – Trí – Lực – Kinh nghiệm của bản thân để đào tạo ra các thế hệ bác sĩ chất lượng, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp làm đẹp cho đời”, BS Nghĩa cho hay.

Theo bác sĩ Nghĩa, để làm được cùng lúc hai việc, người làm nghề có gấp đôi tình yêu - tình yêu với nghề y và tình yêu với nghề giáo. Sự nỗ lực theo đó cũng phải gấp đôi so với ngành nghề khác.

“Với tôi, nhờ nỗ lực gấp đôi, thách thức gấp đôi đó mà niềm vui của tôi cũng được nhân đôi. Với vai trò bác sĩ, tôi có cơ hội được nghe lời tâm sự, sẻ chia và những câu chuyện xúc động từ người bệnh. Còn với nghề giáo, tôi được nghe sinh viên chia sẻ về sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, về khát khao được phụng sự cộng đồng của giới trẻ. Tất cả đã truyền động lực giúp tôi luôn giữ được ngọn lửa đam mê với nghề”, bác sĩ Nghĩa trải lòng.

Đặc biệt, trong suốt quá trình làm nghề, bác sĩ Nghĩa liên tục nhắc đến GS Trần Thiết Sơn - nguyên Trưởng Bộ môn Phẫu thuật tạo hình, Đại học Y Hà Nội,Cố vấn chuyên môn Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai.

Vừa làm chuyên môn vừa thực hiện công tác giảng dạy với BS Nghĩa như một đặc ân

Anh tâm sự, GS Trần Thiết Sơn chính là người đã giúp đỡ, truyền động lực, là tấm gương để anh học hỏi và phấn đấu có được như ngày hôm nay.

“Thầy Sơn chính là người tiên phong ở Việt Nam trong phẫu thuật trả lại giới tính thực cho những người lưỡng giới. 

Thầy như một thần tượng lớn, nhờ thầy, tôi càng yêu càng say nghề hơn bao giờ hết. Tôi may mắn được thầy chỉ dạy, được thầy cho theo sát học nghề, cùng thầy trao đổi những ca khó, ca mới. Tôi có được ngày hôm nay phải kể đến công lao rất lớn của thầy Trần Thiết Sơn”, BS Nghĩa chia sẻ.

Tin nổi bật