Sáng ngày 16/11, Zimbabwe đang rơi vào tình trạng căng thẳng bạo lực sau khi quân đội giành được chính quyền.
Cuộc đảo chính diễn ra ngay trong sự kiện mít tinh của Tổng thống Robert Mugabe - người đã lãnh đạo đất nước này trong gần bốn thập niên. Mục tiêu chính của lực lượng quân đội được cho là ngăn cản phu nhân Mugabe, bà Grace, kế nhiệm chồng.
Thủ đô Harare, Zimbabwe sau đảo chính - Ảnh: Reuters |
Các phương tiện truyền thông địa phương cho biết Bộ trưởng An ninh quốc phòng và an ninh quốc gia của Nam Phi, do Tổng thống Jacob Zuma cử làm đặc phái viên khu vực, đã đến thủ đô Harare, Zimbabwe gặp gỡ cả Mugabe và quân đội. Mục tiêu chuyến viếng thăm vẫn chưa được tiết lộ.
Trước đó, Tổng thống Nam Phi Zuma kêu gọi hai bên cần phải "bình tĩnh và kiềm chế" cũng như yêu cầu các lực lượng quốc phòng "đảm bảo hòa bình ổn định tại Zimbabwe".
Tổng thống Zimbabwe Mugabe được nhiều người dân châu Phi tôn thờ như vị anh hùng giải phóng dân tộc nhưng trong mắt phương Tây nhưng ông lại là một nhà lãnh đạo không thể phát triển kinh tế và ưa bạo lực.
Ông đã đưa Zimbabwe vào một cuộc khủng hoảng chính trị từ tuần trước bằng cách sa thải Phó Tổng thống. Người thay thế được cho là ông Emmerson Mnangagwa, 75 tuổi, có biệt danh "cá sấu" và tính cách "không trung thành".
Các chỉ huy của lực lượng quân đội tin rằng động thái này nhằm “dọn đường” cho phu nhân Grace Mugabe lên nắm quyền. Ngày 13/11 vừa qua, họ đã công khai tuyên bố đã sẵn sàng "can thiệp" nếu cuộc thanh trừng chính trị của Tổng thống không dừng lại.
Tình trạng quân luật đang được duy trì tại Zimbabwe. Xe tăng quân sự chắn các ngả đường nội thành sau khi trời tối và binh lính được trang bị vũ khí tự động thường xuyên tuần tra. Tuy nhiên, theo ghi nhận của một số phóng viên địa phương, tình hình đã ổn định hơn.
Dù kết quả cuối cùng ra sao, sự kiện này có thể là tín hiệu đánh dấu một thay đổi chính trị quan trọng tại quốc gia châu Phi bé nhỏ này.
Thu Phương (Theo Reuters)