Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Yonhap: Nếu Triều Tiên có ICBM, Tổng thống Trump có thể ra lệnh phong tỏa đường biển, tấn công quân sự

(DS&PL) -

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có thể được chính quyền Trump coi là một "lằn ranh đỏ" cho việc ra quyết định tấn công quân sự Triều Tiên.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có thể được chính quyền Trump coi là một "lằn ranh đỏ" cho việc ra quyết định tấn công quân sự Triều Tiên.

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap đưa tin, các chuyên gia cho rằng chính quyền Trump có thể sẽ thúc đẩy các biện pháp nhằm phong tỏa đường biển hoặc áp đặt một vùng cấm bay đối với nếu nước này phát triển thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM)

"Trump sẽ coi đây là đường ‘lằn ranh đỏ’", Giáo sư Shin Beom-chul từ Học viện Ngoại giao Quốc gia Hàn Quốc cho biết.

Trong trường hợp Triều Tiên phát triển thành công ICBM, "hành động quân sự chống Bình Nhưỡng sẽ là giải pháp ‘hấp dẫn’ nhất theo quan điểm của Trump", GS Shin viết trong một thông cáo báo chí trước thềm một diễn đàn về an ninh sắp được Đại học Quốc phòng Hàn Quốc và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung đồng tổ chức.

Nếu Triều Tiên phát triển thành công ICBM, giải pháp đối phó của Tổng thống Trump nhiều khả năng là tấn công quân sự nước này. Ảnh: Yonhap

Tuy nhiên, GS Shin cũng chỉ ra rằng nhiều khả năng Tổng thống Trump sẽ kiềm chế, không có hành động quân sự trực tiếp đối với Triều Tiên vì lo ngại về hàng loạt các cuộc tấn công trả đũa.

"Trump vẫn có thể tạo ra căng thẳng quân sự thông qua các biện pháp khác mà không cần phải có hành động tấn công quân sự trực tiếp Triều Tiên", vị giáo sư Hàn Quốc nói. "Đó là các biện pháp đó mang tính quân sự. Việc phong tỏa bao vây hải quân hay áp đặt vùng cấm bay hoàn toàn có thể làm leo thang căng thẳng ở Đông Bắc Á".

Vì những lý do đó, giáo sư Shin cho rằng các bên cần phải chú ý tới những động thái và quyết định của Mỹ trong việc điều động triển khai tàu sân bay Carl Vinson (CVN 70) ở vùng biển Hoa Đông sau thời điểm tháng 5/2017.

Theo giáo sư Shin, một câu hỏi quan trọng khác là Trung Quốc và Nga sẽ phản ứng thế nào đối với các động thái của Mỹ.

Cả Bắc Kinh và Moscow có thể sẽ tìm cách tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ, đồng thời tăng cường nỗ lực thúc đẩy Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán về chương trình hạt nhân của mình. Nhưng cũng có thể Trung Quốc và Nga sẽ thử thách các hành động quân sự đơn phương của Mỹ và tạo ra căng thẳng giữa các cường quốc trong khu vực, làm trầm trọng hơn tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Như vậy, nếu những bên liên quan trong khu vực thất bại trong việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ đang treo lơ lửng, Đông Bắc Á nhiều khả năng sẽ rơi vào vòng xoát của một cuộc đối đầu vũ trang.

Ngọc Anh

Tin nổi bật