Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Y tá không biết bơi sống sót kỳ diệu sau 3 thảm họa chìm tàu chấn động thế giới

(DS&PL) -

Thảm họa Titanic đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và để lại nỗi đau xót cho toàn thế giới.

Thảm họa Titanic đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và để lại nỗi đau xót cho toàn thế giới. Ít ai biết rằng, có một hành khách đã không chỉ trải qua những phút giây sinh tử trên tàu Titanic mà còn thoát chết một cách diệu kỳ sau hai thảm họa kinh hoàng khác. Người phụ nữ may mắn ấy từng làm việc trên con tàu Olympic khi nó đụng phải tàu chiến Anh và giành lại sự sống từ tay tử thần khi tàu Britannic chìm. Điều đặc biệt ở đây là, Jessop không hề biết bơi!

“Quý cô không thể chìm"

Đó là biệt danh mà người đời đặt cho Violet Jessop - người phụ nữ nổi tiếng vì đã sống sót sau 3 vụ tai nạn đường thủy nghiêm trọng. Có vẻ như, bà đã “kết thân” với may mắn từ thuở bé. Sinh năm 1887 tại Argentina, cô bé Violet Jessop không may mắc bệnh lao khi còn nhỏ và được cảnh báo chẳng sống được bao lâu nữa. Tuy nhiên, cô bé đã kiên cường đương đầu với bệnh tật để được sống tiếp cùng cơ thể khỏe mạnh.

Sau khi cha Violet qua đời, gia đình cô chuyển sang Anh, nơi mẹ cô nhận được công việc làm tiếp viên trên một con tàu. Không may, mẹ cô bị bệnh và để đảm bảo cuộc sống cho các anh chị em, Violet quyết tiếp bước mẹ, trở thành một tiếp viên tàu khi mới 21 tuổi. Tuy nhiên quá trình này không hề suôn sẻ bởi ở thời đó, hầu hết phụ nữ làm nghề này đều ở độ tuổi trung niên. Các nhà tuyển dụng tin rằng tuổi trẻ và ngoại hình của Violet sẽ là một bất lợi đối với cô trong việc. Được biết khi làm việc trên nhiều con tàu, cô đã nhận được ít nhất ba lời đề nghị kết hôn, một trong số đó đến từ hành khách vô cùng giàu có ở khoang hạng nhất. Bởi vậy, Violet đã tìm cách làm cho bản thân mình trông “kém sắc”, gầy gò hơn bằng quần áo cũ và để mặt mộc. Đó chính là “bí kíp” giúp cô vượt qua nhiều cuộc phỏng vấn sau này. Năm 1909, Jessop bắt đầu làm việc trên tàu Jessop Orinoco sau khi được hãng White Star Line nhận vào làm. Năm 1910, Violet được chuyển sang làm việc cho Olympic - một con tàu viễn dương sang trọng bậc nhất lúc bấy giờ. Và sự cố bắt đầu chỉ một năm sau đó. Năm 1911, Olympic va chạm với HMS Hawke (một con tàu được thiết kế để chìm tàu bằng cách đâm chúng). Cả hai tàu đều bị thiệt hại đáng kể nhưng may mắn không xảy ra thương vong. Và điều kỳ diệu là con tàu có thể trở lại cảng mà không bị chìm, và Violet cứ thế lên bờ mà không hề bị xây xước chút nào.

Người phụ nữ thoát chết trong 3 vụ chìm tàu Olympic, Titanic và Britannic.

Một vài năm sau, White Star Line tìm kiếm thủy thủ đoàn để phục vụ cho các vị khách giàu có và nổi tiếng nhất thế giới trên tàu Titanic – từng được ca ngợi là một đỉnh cao của kiến trúc hàng hải và đặc biệt là "không thể chìm". Sau trải nghiệm khó quên trên tàu Olympic, Violet khá ngập ngừng trước lời mời từ người quản lý nhưng sau khi suy nghĩ, cô đã quyết định làm việc cho con tàu này. Và như bạn đã biết, Titanic đã bị đắm sau khi đâm phải một tảng băng trôi khiến hơn 1.500 người tử nạn.

Violet được đưa lên thuyền cứu sinh 16 và thoát khỏi thảm họa. Cô nhớ lại trong cuốn hồi ký: Tôi được yêu cầu lên boong tàu. Tôi đứng ở vách ngăn cùng các nữ tiếp viên khác, quan sát những người phụ nữ bịn rịn ôm lấy chồng trước khi được đưa lên thuyền với con cái của họ. Lát sau, một sĩ quan của tàu đã ra lệnh cho chúng tôi lên thuyền trước...”. Lúc đó, cô được đưa cho một đứa bé để chăm sóc. Khi họ được tàu Carpathia cứu vào sáng hôm sau, một người phụ nữ, có lẽ là mẹ của đứa bé nhanh chóng giằng lấy nó khỏi vòng tay của Jessop và chạy đi, không nói một lời nào.
Chuyến hải trình cuối cùng của tàu Britannic

Có lẽ nhiều cô gái khi rơi vào hoàn cảnh của Violet sẽ không dám bước lên một con tàu nào nữa, nhưng Violet không phải người yếu đuối như vậy. Năm 1916, trong Thế chiến I, hãng White Star Line đã chuyển đổi một số tàu của họ thành tàu quân y. Một trong những chiếc tàu được chuyển đổi là chiếc Britannic, cũng là nơi mà Jessop đang thực hiện một nhiệm vụ khác - y tá tình nguyện cho hội Chữ thập đỏ Anh. Thời điểm đó, cô quyết định làm y tá trên Britannic, một chiếc tàu chị em của Titanic, hoạt động ở biển Aegean. Từng được kỳ vọng sẽ là một phiên bản hoàn hảo của Titanic nhưng con tàu cũng không tránh khỏi số phận bi đát như người chị em của nó. Ngày 21/11/1916, khi đang di chuyển ngoài khơi đảo Kea của Hy Lạp, hai bên mạn tàu Britannic bị nổ và nó nhanh chóng chìm xuống nước. Lần này, Violet không đủ thời gian và may mắn để lên thuyền cứu sinh như những lần trước. Britannic đã chìm trong 57 phút, làm 30 người thiệt mạng và gần như cướp đi mạng sống của Violet. Giây phút sinh tử, cô liều mình nhảy xuống nước, đầu đập mạnh vào thân tàu. Những người trên chiếc xuồng lớn gần đó đã kéo bà khỏi lưỡi hái của thần chết. Theo lời kể của Violet, dù sống sót nhưng nhiều năm sau, khi đến gặp bác sĩ vì những cơn đau đầu triền miên, cô mới biết mình từng bị gãy xương sọ!”.

Điều đáng ngạc nhiên là sự kiện này cũng không đủ để ngăn cản Violet từ bỏ những chuyến đi biển. Thậm chí khi kể lại ký ức về ngày gặp nạn, cô còn nói đùa rằng chính mái tóc dày đã cứu sống cô ấy và lần này, cô đã nhớ lấy bàn chải đánh răng trước khi sơ tán, không giống như trong vụ Titanic. Nhưng thay vì tiếp tục làm nhân viên của hãng White Star Line, cô xin chuyển sang hãng Red Star Line và làm việc trên một con tàu du lịch.

May mắn cho Violet và tất cả hành khách trên các chuyến tàu mà bà phục vụ sau đó, không có một sự cố nghiêm trọng nào khác tái diễn. Những năm cuối đời, bà dành thời gian làm vườn và nuôi gà. Bà mất vào năm 1971 vì suy tim xung huyết ở tuổi 84.

NGÂN HÀ (Theo Biography, Today I found out,...) 
Bài đăng trên báo giấy Đời sống & Pháp luật chủ nhật số 25 

Tin nổi bật