Sức mạnh "tàn khốc" của loạt vũ khí hiện đại như máy bay không người lái, vũ khí cảm biến và tấn công tầm xa được thể hiện rõ rệt trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan.
Armenia và Azerbaijan đã và đang xây dựng lực lượng vũ trang trong thập kỷ qua. Quân đội hai nước đã trải qua một cuộc chiến đẫm máu kết thúc vào năm 1994, trong đó hàng chục nghìn người đã thiệt mạng và hàng trăm nghìn người phải di dời đi ở cả hai nước.
Quân đội của Azerbaijan sụp đổ và Armenia nắm quyền kiểm soát một số khu vực, bao gồm cả các vùng trọng điểm Fuzuli và Jabrayil ở phía Nam, giáp với Iran. Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã tỏ rõ mong muốn trả lại các khu vực này cho Azerbaijan.
Xe tăng và xe bọc thép tham gia cuộc tập trận chung toàn diện giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan vào 6/8/2020. Ảnh: Getty. |
Nước này có hiệp ước quốc phòng và tương trợ với nước láng giềng và đồng minh là Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Azerbaijan, các cuộc tập trận chung mở rộng đã được tổ chức vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 với khoảng 11.000 quân Thổ Nhĩ Kỳ tham gia, với các đơn vị huấn luyện cùng nhau. Máy bay chiến đấu, máy bay không người lái và pháo binh tầm xa của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ được huấn luyện cùng với các lực lượng vũ trang Azerbaijan.
Các cuộc tập trận được tiến hành ngay sau cuộc đụng độ đẫm máu giữa Azerbaijan và Armenia diễn ra vào đầu tháng 7 và kéo dài trong vài ngày, trong đó nổi bật là cuộc chiến bằng máy bay không người lái.
Máy bay không người lái (UAV)
Việc sử dụng máy bay không người lái đang ngày càng gia tăng tại các chiến trường trên toàn thế giới và cuộc xung đột hiện nay giữa Azerbaijan và Arrmenia cũng không phải ngoại lệ.
Israel, một nhà xuất khẩu máy bay không người lái lớn trên thế giới, đã cung cấp cho các lực lượng vũ trang Azeri những loại đạn dược mang theo như Harop. Loại đạn này đã từng thể hiện sức mạnh "khủng" của nó trong cuộc giao tranh lớn trước đó vào năm 2016 có tên là "Cuộc chiến 4 ngày".
Vụ nổ một máy bay không người lái Azerbaijan ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh tháng 4/2016. Ảnh: AP. |
Đây là một loại vũ khí mới, về cơ bản giống như UAV cảm tử. Nó còn được biết đến là sự kết hợp giữa bom và máy bay không người lái. Sau khi được tìm thấy, máy bay không người lái sẽ bay đến tiêu diệt cả mục tiêu và chính nó.
Gần đây, Azerbaijan đã mua Bayraktar TB2 đang hoạt động thành công từ Thổ Nhĩ Kỳ và sử dụng chúng rất thành công. Với giá tiền rẻ và tác dụng hiệu quả, chúng có hệ thống quang học, cảm biến tiên tiến hơn và có thể quay trở lại căn cứ, nhanh chóng tiếp nhiên liệu, tái trang bị và quay trở lại trên không, bay lượn trên chiến trường tìm kiếm mục tiêu mới.
Cảm biến bao quát chiến trường
Không chỉ máy bay không người lái đang được sử dụng phổ biến, không gian chiến đấu hiện đại đang lấp đầy các cảm biến, giúp phát hiện kẻ thù từ xa dễ dàng hơn. Máy bay không người lái là nền tảng cảm biến hiệu quả, giúp cung cấp thông tin quan trọng về chuyển động của kẻ thù cho trung tâm chỉ huy.
Một máy bay không người lái bay qua địa điểm lực lượng của Azerbaijan tấn công pháo binh của quân đội Armenia trong khi giao tranh ngày 1/10/2020. Ảnh: AP. |
Ngoài ra, khi kết hợp với radar dò tìm mặt đất thì có thể phát hiện các xe tăng và xe bọc thép đang di chuyển hoặc cất giấu, dù ngày hay đêm. Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng thành công vũ khí này ở miền Bắc Syria và những bài học này rõ ràng đã được truyền cho người Azerbaijan trong các cuộc tập trận chung gần đây của họ.
Các cuộc tấn công tầm xa
Mặc dù các cuộc tấn công bằng pháo và đường không tầm xa đã tồn tại hơn một thế kỷ, nhưng độ chính xác ngày càng cao của chúng là điều mà quân đội bây giờ mới nắm bắt được.
Lực lượng đặc biệt của Azerbaijan được nhìn thấy trong các cuộc diễn tập quân sự toàn diện của lực lượng trên không và mặt đất hôm 24/9/2020. Ảnh: AP. |
Kết hợp với các đám mây cảm biến bão hòa chiến trường, các hệ thống mới này có khả năng di chuyển xa hơn với độ chính xác cao, không còn cần phải bao phủ một khu vực có đầu đạn để đảm bảo tiêu diệt mục tiêu. Giờ đây, chúng có thể tìm và tiêu diệt mục tiêu cách xa hàng trăm km.
Bích Thảo (Theo Aljazeera)