Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xử lý nạn “cò tặc”, bảo vệ hệ sinh thái của rừng tràm Trà Sư

  • Nhiên Hà
(DS&PL) -

Để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Trà Sư thành công thì thực thi pháp luật một cách nghiêm túc là cần thiết để xử lý thích đáng vấn nạn "cò tặc", "cá tặc".

Một tay cò tặc và những xác chim rừng

La liệt những loài thiên điểu phơi thây dưới tay cò tặc

Điểm nóng về cò tặc

Rừng tràm Trà Sư là một điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước, nhưng cũng là nơi mà những kẻ săn trộm chim, cò tìm tới. Mỗi mùa chim sinh sản, người lẻn vào rừng để săn bắn chim ngày càng nhiều hơn. Hiện tại, xung quanh rừng tràm và các chợ lân cận vẫn có nhiều quán nhậu với mồi nhậu là chim, cò. Nhu cầu này khiến nhóm “cò tặc” ngày càng lộng hành hơn. Để ngăn chặn tình trạng này, đơn vị quản lý đã thành lập đội chống “cò tặc” để canh giữ cả ngày lẫn đêm.

Đội chống “cò tặc” tuần tra đêm để ngăn chặn xâm nhập rừng trái phép tại rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên, An Giang). Ảnh: MỸ HẠNH

Tuy nhiên, nhóm “cò tặc” vẫn hoạt động từ nhiều xã khác nhau, mang theo công cụ như túi gai, ná, đạn bi. Tình trạng này đòi hỏi sự phối hợp của chính quyền, doanh nghiệp và ngành kiểm lâm để xử lý nạn “cò tặc” và bảo vệ hệ sinh thái của rừng tràm Trà Sư 

Không phải mới đây mà “cò tặc” đã lộng hành từ lâu ở khu rừng đặc dụng Trà Sư khi nơi đây được nhà đầu tư, đơn vị chủ quản khai thác du lịch chăm bẵm, quan tâm làm giàu cho Rừng tràm Trà Sư bằng nhiều giải pháp tích cực nên Trà Sư ngày càng thu hút khách du lịch bởi sự phồn thịnh và cảnh sắc nên thơ.

Thế nhưng, trái ngược với sự nâng niu của Doanh nghiệp thì vấn nạn cò tặc và thậm chí có cả  “cá tặc” xâm lấn manh động khiến doanh nghiệp phải kêu cứư. 

Thoạt nhìn, “Tặc” chim trời cá nước chúng ta sẽ rất dễ lầm tưởng với những nông dân chất phác thiệt thà đi thăm đồng. Với sự giả dạng đó mà chúng cứ ngang nhiên săn bắn, bẫy lưới và thậm chí dùng những “bả” để đánh bắt, tận diệt những loài cá con và chim non.

Cò tặc đe dọa mạng sống của những loài chim quí hiếm

Cò tặc là một hiện tượng đáng báo động tại rừng tràm Trà Sư ở An Giang. Mỗi ngày, hàng trăm con chim và cò bị nhóm “cò tặc” ở các xã giáp ranh khu du lịch sinh thái này săn bắn trái phép. Dù đơn vị quản lý du lịch đã bắt nhiều vụ, nhưng đến nay chưa có cơ quan nào xử lý, khiến nạn “cò tặc” càng lộng hành.

Chính vì sự chênh quá lớn giữa bảo vệ và nghiêm trị nên theo thời gian, mật độ sinh học tại Trà Sư giảm dần, trong đó có sự vắng mặt của một của sếu đầu đỏ, một loài chim rất quý mà nơi đây từng sở hữu. Chúng phải đi lánh nạn bởi hậu quả của Cò tặc gây ra.

Ông Nguyễn Văn Dài - xã Văn Giáo làm việc với cán bộ kiểm Lâm - Ảnh: B.Đ.

Để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên Trà Sư thành công thì thực thi pháp luật một cách nghiêm túc là cần thiết để xử lý thích đáng vấn nạn cò tặc, cá tặc. Mặt khác, cần tăng cường công tác tuyên truyền đến với mọi người dân cùng chung tay bảo vệ môi trường và sản vật rừng quí hiếm mà nhà đầu tư đã rất nỗ lực vun bồi.

Tin nổi bật