Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xử lý hình sự cá nhân để đầu tư công phình to?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - "Nếu cần thiết, có thể xử lý hình sự đối với người phê duyệt những dự án gây lãng phí, tốn kém tiền của nhân dân", TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên là Thống đốc NHNN, đưa ra biện pháp mạnh.

(ĐSPL) - "Nếu cần thiết, có thể xử lý hình sự đối với người phê duyệt những dự án gây lãng phí, tốn kém tiền của nhân dân", TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên là Thống đốc NHNN, đưa ra biện pháp mạnh.

Trước tình trạng sử dụng nguồn vốn lãng phí và tùy tiện như hiện nay, giới chuyên gia cho rằng, việc Luật Đầu tư công chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 sẽ "chặn đứng" tình trạng "dựa dẫm" hoàn toàn vào vốn ngân sách Nhà nước và thay đổi quan điểm trong huy động vốn đầu tư. Theo các chuyên gia kinh tế, sự thay đổi này đang được kỳ vọng sẽ tạo một cuộc "thay máu" thực sự nhằm siết chặt tình trạng "bóc ngắn cắn dài" trong đầu tư công tại các bộ ngành, địa phương trong suốt thời gian qua.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, nên cụ thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý sử dụng vốn Nhà nước cho đầu tư công.

Theo TS. Cao Sỹ Kiêm, để đầu tư công "phình to", trước hết người đứng đầu các địa phương phải chịu trách nhiệm. Ở đâu có những công trình lãng phí, dở dang, không hiệu quả, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Hiện đang tồn tại thực tế, các bộ ngành, địa phương bao giờ cũng xin vống lên, chưa cần thiết nhưng đã xin trước để giữ cho mình không sợ ngân sách thiếu. Nhiều công trình đã được cấp vốn ngân sách, đến khi thi công đang dở dang bắt đầu trì hoãn để lấy lý do thiếu vốn, tìm đủ mọi lý do là công trình đội vốn, cần xin thêm vốn. Địa phương này xin được, địa phương kia cũng xin bởi tâm lý cứ xin còn cho bao nhiêu là chuyện khác.

TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

"Thế nên, cấp trên cũng phải chịu trách nhiệm vì không giám sát, kiểm tra chặt chẽ. Bởi vậy, những công trình, dự án hoành tráng cứ "mọc lên", hậu quả có xảy ra thì việc "đã trót", "hòa cả làng". Cần phải có những quy định, luật điều chỉnh mạnh mẽ để quy trách nhiệm cá nhân, nếu cần thiết, có thể xử lý hình sự đối với người phê duyệt những dự án gây lãng phí, tốn kém tiền của nhân dân. Và, người dân hoàn toàn có quyền nghi ngờ tội phạm tham nhũng ở chính cơ chế "xin cho", sự dễ dãi trong cách phê duyệt các dự án đó", vị chuyên gia nguyên là Thống đốc NHNN nói.

Đồng tình với quan điểm trên, trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, ĐBQH Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) cho rằng, quản lý lỏng lẻo, bất cập, ngay từ khâu dự toán cũng sai, thời gian kéo dài, do trượt giá... dẫn đến tình trạng nhiều công trình đội vốn, đội hết năm này qua năm khác. Và, con số đầu tư cuối cùng cho một công trình rất "khổng lồ" so với dự toán ban đầu. Đáng lẽ ra, dự toán chỉ khoảng vài \% trượt giá nhưng ở Việt Nam xảy ra tình trạng trượt giá quá cao và thường xuyên.

"Câu hỏi tại sao có tình trạng đội vốn tại các công trình đầu tư công được dư luận đặc biệt quan tâm. Theo tôi, một số cán bộ đứng đầu bộ ngành, địa phương có tâm lý đầu tư công là lấy tiền từ ngân sách, vì thế xin được càng nhiều càng tốt. Khi tiêu tiền công, họ không có trách nhiệm và dẫn đến thất thoát. Điều đáng bàn là khi các công trình đội vốn liên tục, chúng ta không có chế tài xử lý, giải quyết dứt điểm những tiêu cực", bà An nhận định.

Theo quan điểm của Đại biểu An, cần có chế tài thích hợp, nghiêm khắc chứ không thể xử lý theo kiểu giơ cao đánh khẽ, phê bình cảnh cáo xong sai phạm vẫn tiếp tục sai phạm.

"Theo tôi, với các công trình rà soát lại, cần công bố công khai trước dư luận chứ không thể "ém nhẹm" thông tin. Việc công khai thông tin sẽ giúp các đơn vị sai phạm phải có biện pháp khắc phục, rút kinh nghiệm. Trong nhiều trường hợp cần thiết phải xử lý hình sự. Từ các công trình đội vốn, gây thất thoát tiền ngân sách phải xử lý nghiêm. Theo tôi, càng luật hóa chi tiết càng tốt. Nếu cá nhân, đơn vị nào không thực hiện đúng là vi luật và đó sẽ là căn cứ xử lý", vị này nhấn mạnh.

Tin nổi bật