Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xử lý cán bộ ‘bỏ nhiệm sở đi lễ’ làm sao để không lặp lại

(DS&PL) -

Cán bộ, công chức “bỏ nhiệm sở đi lễ trong giờ làm việc” sẽ bị Bộ Công Thương, tỉnh Bình Định xử lý nghiêm, công khai.

Cán bộ, công chức “bỏ nhiệm sở đi lễ trong giờ làm việc” sẽ bị Bộ Công Thương, tỉnh Bình Định xử lý nghiêm, công khai.

Theo bà Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII (đoàn Hà Nội), công điện của Thủ tướng gửi các bộ ngành, địa phương đôn đốc thực hiện nhiệm vụ ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ, không tổ chức liên hoan ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, đã thể hiện sự sát sao, quyết liệt trong thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2017”.

“Đồng thời với việc nghiêm cấm thì có kiểm tra, đôn đốc và giám sát. Những năm trước cũng có nhưng gần như không thực hiện. Vì thế, cán bộ, công chức đi lễ đầu năm hoặc dùng xe công đi lễ đầu năm giảm nhiều. Điều này rất đáng mừng, thể hiện sự nghiêm minh, kỷ luật, kỷ cương đã được thực thi ở các cấp, các địa phương”, bà Bùi Thị An nói.

Đầu năm mới, rất nhiều người dân đi lễ.

Cũng theo bà Bùi Thị An, sau khi Thủ tướng có công điện, vẫn có hiện tượng này và sự việc xảy ra như vừa qua với Cục Xúc tiến thương mại-Bộ Công Thương và Sở Y tế Bình Định là rất đáng tiếc. Nhưng khi xảy ra sự việc thì cách thức xử lý của bộ ngành, địa phương đã rất kịp thời, công khai, không né tránh chứ không “ém nhẹm” đi hoặc “làm cho có”.

“Khi biết cán bộ của Sở Y tế Bình Định ra miền Bắc đi lễ hội, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu về ngay trong đêm để sáng hôm sau cán bộ, công chức, người lao động đi làm đúng giờ. Đây là cách xử lý rất tốt của tỉnh Bình Định”, bà Bùi Thị An nhận định.

Với vụ việc một số cán bộ thuộc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại-Bộ Công Thương) đi lễ đầu năm trong giờ làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ngay lập tức yêu cầu làm rõ và thành lập Hội đồng kỷ luật do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm Chủ tịch để xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với công chức được xác định "đi lễ chùa trong giờ làm việc” khiến cho người dân tin tưởng hơn.

Tuy nhiên, theo bà Bùi Thị An, xử lý các vụ việc trên, với con người cụ thể, trách nhiệm cụ thể thế nào phải đủ sức răn đe để sự việc này không lặp lại. Làm sao để việc thực thi kỷ cương, kỷ luật phải là “quân lệnh như sơn”. Bởi muốn “phát triển bằng nội lực như chúng ta đã nói thì trước tiên phải giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương để người dân thực sự có lòng tin”.

Trước đó, sáng 3/2, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 1, phiên họp Chính phủ đầu tiên của năm Đinh Dậu 2017. Tại buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành bắt tay ngay vào công việc sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoạt động bình thường, không còn tinh thần “tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Thủ tướng khẳng định, bất cứ cán bộ công chức nào trong giờ hành chính đi lễ hội, sử dụng xe công đi lễ hội sẽ bị xử lý nghiêm.

Ngày 7/2, thông tin báo chí phản ánh, một số cán bộ thuộc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại-Bộ Công Thương) đi lễ đầu năm trong giờ làm việc. Theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, sáng 8/2, Cục Xúc tiến thương mại đã có báo cáo nhanh, xác nhận có sự việc này.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành Quyết định số 376/QĐ-BCT thành lập Hội đồng kỷ luật (dự kiến sẽ họp vào ngày 20/2) do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm Chủ tịch để xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với công chức được xác định "đi lễ chùa trong giờ làm việc".

Với vụ việc ở Sở Y tế Bình Định, ngày 9/2, hơn 20 cán bộ viên chức bỏ cơ quan đi dự lễ hội ở miền Bắc. Ngày 10/2, UBND Bình Định thành lập tổ công tác đến Sở Y tế kiểm tra, lập biên bản. Sở Y tế Bình Định phải có giải trình, báo cáo rõ vụ việc trình tỉnh trước ngày 13/2, để có hướng xử lý.

Tin nổi bật