Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xu hướng dịch COVID-19 sẽ khó dự đoán hơn từ năm 2023

(DS&PL) -

Sự phức tạp của các biến thể COVID-19, tỷ lệ tiêm vaccine, khả năng miễn dịch tự nhiên và sự sụt giảm trong hoạt động theo dõi, truy vết các ca bệnh sẽ khiến việc dự đoán tình hình dịch bệnh khó khăn hơn.

Năm 2020, khi COVID-19 lần đầu bùng phát và lây lan, thế giới gần như không biết gì về loại virus lạ này. Giờ đây, khi chúng ta bước sang năm 2023, thuật ngữ "COVID-19" cho ra hơn 5 triệu kết quả tìm kiếm trên Google. Tuy nhiên, xu hướng dịch COVID-19 sẽ ra sau trong năm 2023 vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải.

Trở lại đầu năm 2020, cộng đồng các nhà khoa học thế giới đã chạy đua xác định những thông số có thể giúp dự đoán về mức độ lây lan cũng như mức độ nghiêm trọng của COVID-19. Ba năm sau khi dịch COVID-19 bùng phát, sự xuất hiện của các biến thể mới, tỷ lệ tiêm chủng và khả năng miễn dịch tự nhiên đang khiến việc xác định xu hướng bùng phát của dịch bệnh trở nên khó đoán hơn.

Điều này không có nghĩa là thế giới có thể hài lòng với những gì đã đạt được trong cuộc chiến chống COVID-19. Theo ước tính, trong năm 2022, tỷ lệ số người mắc COVID-19 ở Anh luôn ở trên mức 1,25%. Dịch COVID-19 vẫn còn đang lây lan và có những người đã mắc bệnh nhiều hơn 1 lần.

Trong khi đó, số ca mắc các triệu chứng COVID-19 kéo dài ở Anh chiếm khoảng 3,4%. Đáng nói, nguy cơ mắc COVID-19 kéo dài có thể tăng lên khi một người tái nhiễm COVID-19. 

Ngành y tế Anh vẫn đang chịu áp lực do COVID-19. Ảnh: AFP 

Theo Channel News Asia, hệ thống y tế tại Anh đang chịu ngày càng nhiều áp lực và tình trạng quá tải đã trở nên trầm trọng hơn sau khi COVID-19 bùng phát.

Trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh bùng phát, các mô hình đơn giản có thể được sử dụng để đếm số ca mắc COVID-19 và những tác động của dịch bệnh đối với cộng đồng, bao gồm nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Khi ấy, thế giới cũng chỉ mới ghi nhận một biến thể, chủng gốc của COVID-19, mà mọi người có thể dễ dàng mắc phải. Nhưng sau 3 năm, virus đã trải qua nhiều lần biến đổi và ngày càng có nhiều biến thế mới xuất hiện khiến những giả định đơn giản ban đầu không còn chính xác.

Phần lớn dân số thế giới được ước tính đã mắc COVID-19 và có sự khác biệt đáng kể giữa các mức độ kháng thể mà mỗi cá nhân có được dựa vào loại vaccine và số liều vaccine mà họ được tiêm trên toàn thế giới. Theo dữ liệu, tổng cộng 13 tỷ liều vaccine đã được tiêm trên thế giới nhưng số liều này không được phân bố đồng đều.

Mô hình dự đoán ban đầu cũng hoạt động tốt hơn khi mọi người hành động theo những cách có thể dự đoán được, cho dù đây là hành vi bình thường, trước đại dịch hay vào thời điểm có những hạn chế xã hội nghiêm ngặt. Nhưng khi mọi người thích nghi với virus và tự đánh giá rủi ro cũng như lợi ích của các hành vi, việc lập mô hình trở nên phức tạp hơn.

Sự sụt giảm trong hoạt động giám sát, truy vết các ca bệnh cũng khiến việc lập mô hình dự đoán sự lây lan của dịch bệnh trở nên khó khăn. Trong thời gian đầu COVID-19 bùng phát, hầu hết các nước đều tập trung truy vết những người có tiếp xúc với ca bệnh và giám sát sự xuất hiện của các. Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của hoạt động kiểm soát dịch bệnh, giúp các nhà khoa học sớm phát hiện các biến thể mới, có nguy cơ gây ra làn sóng dịch toàn cầu.

Việc dự đoán xu hướng dịch bệnh COVID-19 bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện các biến thể mới,tỷ lệ tiêm chủng và khả năng miễn dịch khác nhau tại từng khu vực trên thế giới. Ảnh minh họa: AFP 

Vẫn còn sự khác biệt lớn giữa các biện pháp phòng dịch dùng dược phẩm và phi dược phẩm trên khắp thế giới, ví dụ như việc sử dụng khẩu trang, xét nghiệm COVID-19 và lắp đặt hệ thống thông gió trong tòa nhà. Khi các chính phủ nới lỏng và đôi khi thắt chặt lại các phản ứng của họ để đối phó với các áp lực xã hội và y tế, các biến thể mới có khả năng "né tránh" các biện pháp phòng dịch có thể xuất hiện. Như biến thể Omicron có khả năng "né" vaccine, khiến những loại vaccine hiện có kém hiệu quả hơn trong việc phòng chống lây nhiễm. 

Các giai đoạn tiếp theo của đại dịch cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi hành vi của cộng đồng. Chẳng hạn như việc làm việc tại nhà và giảm tiếp xúc xã hội trong khi đang mắc bệnh. 

Không có gì chắc chắn về sự xuất hiện của một biến thể mới có các tác động lớn như biến thể Delta và Omicron. Nhưng đây vẫn được xem là một nguy cơ tiềm ẩn. Nếu trường hợp này xảy ra, điều quan trọng là thế giới cần có kế hoạch hành động ngay lập tức với những biến thể đáng lo ngại và ngăn chặn các thông tin sai lệch.

Một vấn đề nữa được đặt ra và sự công bằng trong quá trình phân phối vaccine toàn cầu. Mặc dù các sáng kiến như COVAX được hình thành để cung cấp khả năng tiếp cận công bằng với vaccine và phương pháp điều trị COVID-19, nhưng thách thức vẫn nằm trong việc thiết kế các biện pháp khuyến khích sự ợp tác để giảm thiểu rủi ro toàn cầu trong dài hạn. Sự phân bố thiếu công bằng vaccine cũng khiến cho tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu bị ảnh hưởng, do đó rất khó để nói trước về một làn sóng dịch tiềm ẩn có thể bùng phát trong tương lai.

Minh Hạnh (Theo Channel News Asia) 

Tin nổi bật