Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xót xa với lời xin lỗi của góa phụ đông con nhất Hà Nội

(DS&PL) -

“Nhiều lúc mẹ mong muốn các con tha thứ, chỉ vì miếng cơm manh áo mẹ không thể ôm ấp các con, đùm bọc các con, bồng bế các con mỗi lúc tối tăm đi ngủ”.

“Nhiều lúc mẹ mong muốn các con tha thứ, chỉ vì miếng cơm manh áo mẹ không thể ôm ấp các con, đùm bọc các con, bồng bế các con mỗi lúc tối tăm đi ngủ”. Lời nói ấy xoáy sâu vào tâm can khiến người xem không khỏi xót xa.

[mecloud]P7bIItZQef[/mecloud]

Chương trình “Lời xin lỗi” số thứ 3 của Đài Truyền hình Việt Nam đã tìm về thôn Cổ Bản, Hà Đông, Hà Nội để lắng nghe những trăn trở, nỗi lòng của người phụ nữ góa chồng có tới 14 người con với cuộc sống bấp bênh, nghèo khổ.

Những cơ cực trong cuộc sống khiến người ta ngỡ bà Đặng Thị Hải đã ở ngoài 60.

Bà là Đặng Thị Hải, vừa mới chạm tuổi 48 nhưng cứ ngỡ như đã quá 60. Đôi mắt trũng sâu, gò má nhô hẳn khỏi khuôn mặt hốc gác, vóc dáng gầy gò, nước da đen sạm, khắc khổ vì sương gió.

Hình ảnh bà ngồi một mình nhìn xa xăm trong ráng chiều với đôi mắt u buồn, rưng rưng nước mắt khiến người xem không khỏi xúc động vì những gì bà đã đang và sẽ phải đối mặt trong cuộc sống.

Mỗi khi nhắc đến người con gái đã mất bà Hải lại không cầm được nước mắt.


Bữa cơm trong gia đình với đàn con đang trong tuổi ăn, tuổi lớn chỉ có rau luộc và canh dưa.

Năm ngoái, đến lượt chồng bà cũng qua đời vì bạo bệnh, để lại cho bà đàn con nheo nhóc. Cuộc mưu sinh càng đè nặng lên đôi vai gầy.

Bà kể, nhà được tất cả 14 người con, nhưng một đứa vì xấu số thiệt phận mà mất đi, “con nói sắp tết rồi, mẹ mua cho con bộ quần áo con mặc tết, thế nhưng không may mùng 8 em đã mất”, nhắc đến đây bà lại òa khóc đau đớn.

Nguồn thu nhập chính của bà và gia đình đến từ sự tần tảo sớm hôm, mò cua bắt ốc để lo cho đàn con nheo nhóc.

Căn nhà của bà Hải chỉ vỏn vẹn khoảng 30m2, trống huơ trống hoác, không cửa che mưa gió, rét mướt, nằm lọt thỏm trong hẻm sâu và ngày càng thêm đông đúc khi bà còn “gánh” nuôi thêm cả con dâu và cháu nội.

Nhắc đến chồng, bà không giấu được những dòng nước mắt: “Dù đã cố thuốc thang nhưng nhà tôi không qua được cái tuổi 49. Khi ông còn sống, mỗi khi ra đồng sớm tối cũng yên tâm vì có chồng ở nhà bảo ban con cái. Nay ông mất rồi, cuộc sống vất vả lại càng đè nặng hơn, mỗi khi đi đâu, không biết ở nhà các con ăn uống thế nào”.

Ruộng nương không có, từ ngày theo chồng, bà đã gắn liền với nghề mò cua bắt ốc “gia truyền” của nhà chồng. Tới giờ, bà và các con cũng chỉ trông chờ vào khu cánh đồng để “bắt con cua, con ốc, con tôm mà sinh sống” qua ngày.

Đàn con của bà đa phần đều không đi học, tuy thiếu thốn đủ đường nhưng sống hồn nhiên, khỏe mạnh như cây cỏ.

Bà bảo, lỗi của mình là sinh đông con nên không chăm nom, lo lắng cho cho con cái được như mọi người mà thiếu thốn đủ đường. Em Tiền, người con trai thứ tư lo lắng: “mẹ em giờ có tuổi và đang yếu rồi, em sợ đến lúc mẹ không khỏe được thì bọn em không biết dựa vào ai”.

Người góa phụ tần tảo ngày đêm để lo lắng cho con cái.


Những đứa con của bà bao năm nay không được ngủ trong vòng tay ấm áp của mẹ bởi gánh nặng mưu sinh.

Sức khỏe của bà đang ngày một yếu đi là điều có thể thấy trước bởi cả đời lặn lội mò cua bắt ốc khắp vùng, khi ông còn sống nhưng do ốm yếu, bà đã thay chồng hàng đêm canh mấy xào ao đầm.

Bà mong các con hiểu và tha thứ cho bà vì những thiếu thốn về tinh thần, vật chất mà bà chưa thể đem đến cho các con.

Cứ như thế, suốt bao năm nay, hàng đêm lo cho con ngủ xong, bất kể gió mưa, người góa phụ ấy lại lặng lẽ tay dắt xe đạp, tay cắp chiếc thau đi ra đồng canh ao và hy vọng bắt thêm được vài con cua, con ốc để cho con món quà vặt.

Thương các con thiếu cả tinh thần và vật chất, không đất đai, không nghề nghiệp, bà chỉ biết cố gắng từng ngày cho các con có cơm ăn, áo mặc và “mong muốn các con tha thứ cho mẹ, chỉ vì miếng cơm manh áo mẹ không thể ôm ấp, đùm bọc các con, bồng bế các con mỗi lúc tối tăm đi ngủ”, bà trải lòng tâm sự.

Trong dịp năm mới đang về, chương trình “Lời xin lỗi” đã giúp bà gửi lời xin lỗi tới các con vì chưa tròn trách nhiệm của người làm mẹ. Có lẽ, những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên như cây cỏ ngoài đồng sẽ chưa hiểu hết được lời xin lỗi của bà. Nhưng phần nào giúp bà vơi đi sự áy náy với các con, động lực sống duy nhất và mạnh mẽ nhất của người góa phụ này.

Hy vọng trong năm mới này, bà Hải sẽ có nhiều hơn không khí quây quần, vui vẻ cùng các con, cháu.


Sự kiện ông Trần Quí Thanh xin lỗi người tiêu dùng đang nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng mạnh mẽ trong cộng đồng.
“Lời xin lỗi” là chương trình truyền hình thực tế, phát sóng vào lúc 20h từ thứ Hai đến thứ Năm hàng tuần trên kênh VTV9. Chương trình được lấy cảm hứng từ sự kiện ông Trần Quí Thanh xin lỗi người tiêu dùng và kêu gọi mọi người tham gia gửi lời xin lỗi cho nhau trong dịp năm mới đang về để cùng nhau có năm mới, khởi đầu mới tốt đẹp hơn.

“Chúng tôi đánh giá rất cao hành động và thiện chí của ông Thanh, từ đó cả e-kip thấy cần phải làm điều gì đó để góp phần đưa lời xin lỗi lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa ra khắp cộng đồng, cho mọi người có cơ hội thể hiện tấm lòng chân thành và xích lại gần nhau hơn trong năm mới này”, một thành viên trong nhóm sản xuất cho biết.

Hiện không chỉ có chương trình “Lời xin lỗi” thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả trên VTV9 mà trào lưu nói lời xin lỗi công khai tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp còn đang lan rộng khắp cộng đồng mạng với hàng ngàn lời xin lỗi được gửi đi mỗi ngày, tạo nên một xu hướng đầy tích cực và hy vọng nó sẽ trở thành nét văn hóa ứng xử lâu dài như mong muốn của GS.TS Khoa học Trần Ngọc Thêm.


Tin nổi bật