Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xi măng xuất khẩu "gánh" thêm 15% chi phí: Doanh nghiệp kêu cứu

(DS&PL) -

Với mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% và không hoàn thuế VAT 10% đối với mặt hàng xi măng, các doanh nghiệp thương mại kinh doanh mặt hàng này đang trong hoàn

Với mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% và không hoàn thuế giá trị gia tăng 10% đối với mặt hàng xi măng, các doanh nghiệp thương mại kinh doanh mặt hàng này đang trong hoàn cảnh khó khăn, bế tắc, bên bờ vực phá sản.

Theo ông Trịnh Văn Hòa, Tổng giám đốc  Công ty Cổ phần thương mại và vận tải Minh Phong (doanh nghiệp thương mại xuất khẩu mặt hàng Clinker và Xi măng): kể từ ngày ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Nghị định 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 100/2016/NĐ-CP công ty của ông gặp rất nhiều khó khăn trong công việc kinh doanh.

“Hiện nay, chúng tôi đã hết cửa xuất khẩu mặt hàng Clinker vì lợi nhuận nằm trong 10% thuế GTGT nhưng lại không được hoàn, nay lại phải hồi hộp chờ đợi đến lượt mặt hàng Xi măng có cùng chung số phận như Clinker hay không và nếu có việc này xảy ra bao nhiêu lợi nhuận cũng như vốn liếng của Công ty nằm trong thuế GTGT chờ được hoàn từ 01/07/2016 đến nay cũng tan biến và Doanh nghiệp sẽ đi đến hồi kết phá sản, Ông Hòa cho hay.

Căn cứ vào tình hình thị trường, năm nay sẽ có 11.500.000 tấn clinker thâm nhập vào thị trường. Nhu cầu trong nước tăng, cung thấp hơn cầu, đã làm cho giá xi măng trong nước giảm.

Việc thu 5% thuế xuất khẩu clinker và không hoàn thuế 10% VAT đã ảnh hưởng rất lớn đối với ngành xi măng trong nước, sức cạnh tranh không thể cạnh tranh với các quốc gia khác, ông Willian Chen -  Trợ lý điều hành nhà máy xi măng Hệ Dưỡng cung cấp thông tin.

Ông Chen nói rằng, Nhà máy xi măng Hệ Dưỡng của ông từ khi thực thi chính sách này đã không còn nhận được đơn hàng xuất khẩu.

Ông Willian Chen - Trợ lý điều hành nhà máy xi măng Hệ Dưỡng và phiên dịch viên tại buổi giao lưu trực tuyến tổ chức ngày 22/2 vừa qua, ảnh: Hữu Dũng.

Ngoài ra, một Tổng công ty nhà nước lớn (xin giấu tên) cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự. Theo phản ánh, dự án của đơn vị này đầu tư ra nước ngoài đang có nguy cơ bị thua lỗ nặng, phải điều chỉnh kế hoạch qua nhập xi măng ở nước khác.

Ông Dân làm quản lý tại đơn vị xi măng Phúc Sơn cho biết thêm: Xi măng Phúc Sơn đã bị mất thị phần rất nhiều, sản lượng xuất khẩu trong tương lai có nguy cơ giảm mạnh.

Đồng quan điểm, anh Nguyên quản lý tại xi măng Sông Danh cho rằng: Doanh nghiệp của mình đã mất số lượng lớn đối tác, khách hàng. Doanh nghiệp đang phải nỗ lực lớn để níu kéo khách hàng hiện tại. Tuy nhiên việc hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường nước ngoài đã khiến đời sống của công nhân viên bị ảnh hưởng.

Ngành xi măng nói chung, xi măng Hệ Dưỡng, xi măng Minh Phong, xi măng Phúc Sơn, xi măng Sông Danh nói riêng hy vọng Chính phủ và các cơ quan nhà nước quan tâm đến ngành nghề xi măng. Hiện tại, có nhận đơn hàng xuất khẩu cũng đều bán lỗ vốn.

Các doanh nghiệp thương mại xuất khẩu mặt hàng xi măng mong các cơ quan hữu quan của Chính phủ xem xét  hoãn thực thi chính sách này. Họ cũng sẵn sàng đóng thuế nếu việc đó đảm bảo lợi ích cho toàn quốc gia. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp xi măng, đánh thuế xuất 5% và không hoàn thuế giá trị gia tăng 10% tại thời điểm này là chưa phù hợp.

Kể từ ngày 1/7 năm ngoái, khi Nghị định số 100/2016/NĐ-CP có hiệu lực, sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ  51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên sẽ được xếp vào đối tượng không chịu thuế GTGT, không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào 10%.

Hai tháng sau đó, Nghị định 122/2016/NĐ-CP có hiệu lực tại phụ lục 1 mục 211 quy định: “Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên sẽ chịu thuế suất thuế xuất khẩu 5%”. Tuy pháp luật chưa quy định rõ thế nào là vật tư, thế nào là nguyên liêu, bán thành phẩm, và chưa có căn cứ pháp lý nào thể hiện xi măng thuộc nhóm trên nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn tiến hành áp thuế 5% đối với xi măng xuất khẩu.

Mặc dù đã nhiều lần hứa hẹn giải quyết, nỗ lực đưa thuế xuất khẩu về 0% và hoàn thuế giá trị gia tăng 10% cho xi măng xuất khẩu nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức từ phía cơ quan chức năng trong khi ngày hạch toán thuế đang đến gần.

Tin nổi bật