Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xét xử ông Phan Văn Vĩnh và đồng phạm: Những bóng hồng "máu mặt" trong vụ án ngàn tỉ

(DS&PL) -

Sau khi đường dây đánh bạc nghìn tỷ bị bóc gỡ, nhiều nữ bị cáo từng giữ vị trí giám đốc doanh nghiệp, thậm chí là người thân của “trùm” cờ bạc ngậm ngùi vướng vòng lao lý

Sau khi đường dây đánh bạc nghìn tỷ bị bóc gỡ, nhiều nữ bị cáo từng giữ vị trí giám đốc doanh nghiệp, thậm chí là người thân của “trùm” cờ bạc ngậm ngùi vướng vòng lao lý.

Ngày 12/11, TAND tỉnh Phú Thọ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn; Rửa tiền; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Các bị cáo tại tòa.

Trong số 92 bị cáo bị đưa ra xét xử trong cùng vụ án này có tới 16 bị cáo nữ vướng vòng lao lý.

Giúp sức cho bị cáo Phan Sào Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty cổ phần VTC truyền thông trực tuyến (VTC online); bị cáo Đỗ Bích Thủy – nguyên Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ phát triển đầu tư Nam Việt bị truy tố về tội Tổ chức đánh bạc, quy định tại điểm b khoản 2 Điều 249 BLHS.

Theo cáo buộc, khi Phan Sào Nam hỏi mượn pháp nhân công ty Nam Việt để xây dựng phần mềm trò chơi trực tuyến, Thủy đồng ý.

Sau đó, Thủy ký hợp đồng hợp tác và giao cho Hoàng Thanh Trung – Phó Giám đốc chỉ đạo xây dựng phần mềm, vận chuyển hệ thống game bài Rikvip/Tip.Club để tổ chức đánh bạc trực tuyến; giúp Phan Sào Nam quản lý một phần doanh thu từ hành vi tổ chức đánh bạc.

Quá trình thực hiện, Nam bảo Thủy rút 50 tỷ đồng từ tài khoản công ty Nam Việt để gửi tiết kiệm. Thủy đã làm theo, ký séc rút số tiền trên để gửi 5 sổ tiết kiệm, người hưởng thụ để tên Đỗ Bích Thủy.

Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Huyền.

Tiếp đến, nữ bị cáo sinh năm 1982 tên Nguyễn Thị Thanh Huyền (ở quận Long Biên, Hà Nội) bước lên bục khai báo trả lời HĐXX trong tâm trạng lo lắng. Huyền bị cáo buộc là người đã bán hóa đơn khống với doanh số hơn 25 tỷ đồng, thu lợi chỉ 6 triệu đồng.

Ngoài hành vi bán hóa đơn nêu trên, trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2015, Huyền còn mua 14 tờ hóa đơn GTGT khống của Lê Thị Lan Thanh với tổng doanh số hơn 57 tỷ đồng.

Toàn bộ số hóa đơn mua bán nêu trên, Huyền sử dụng làm chứng từ kê khai thuế đầu vào, đầu ra tại công ty AHHA. Hành vi của Nguyễn Thị Thanh Huyền bị VKS nhận định có đủ yếu tố cấu thành tội Mua bán trái phép hóa đơn, quy định tại khoản 1 Điều 203 BLHS năm 2015. Cuối phần khai báo của mình, bị cáo Huyền lý nhí rằng đã ly hôn chồng.

Cùng cảnh ngộ, trong phần khai báo căn cước, một số bị cáo nữ trong vụ án này cũng trình bày đã ly hôn chồng. Họ đều lảng tránh ống kính phóng viên và tỏ ra xấu hổ khi phải đứng trước tòa trong vai trò là bị cáo.

Bị cáo Phan Thu Hương (dì ruột của Phan Sào Nam)

Để hợp thức những nguồn tiền khổng lồ, thu lợi bất chính từ việc đánh bạc, Phan Sào Nam không ngại ngần đưa cả người thân vào vòng xoáy tố tụng.

Cụ thể, Phan Sào Nam đã nhờ Phan Thu Hương (SN 1961, ở Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội), là dì ruột của Nam, cho chuyển tiền vào tài khoản để cất giữ, Hương đồng ý. Sau đó, Nam chỉ đạo cấp dưới lần lượt chuyển hơn 216 tỷ đồng vào tài khoản tiết kiệm của Phan Thu Hương. Ngoài ra, Hương còn nhận tiền từ nhiều nguồn khác của Phan Sào Nam chuyển vào tài khoản của mình. Tổng số tiền Hương nhận từ Phan Sào Nam là hơn 236 tỷ đồng.

Hình ảnh một số bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.

Có tất cả 92 bị cáo trong vụ xét xử này.
Đây được coi là vụ án đánh bạc lớn nhất nước từ trước đến nay.
Trong 92 bị cáo có 16 bị cáo là nữ.

Tư Viễn

Theo Người Đưa Tin

Tin nổi bật