Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xe tải rơi xuống vực sau tai nạn nghiêm trọng trên đèo Bảo Lộc

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Một vụ tai nạn giao thông xảy ra giữa 4 xe tải diễn ra trên đèo Bảo Lộc, khiến cho 1 chiếc rơi xuống vực, 1 chiếc va vào vách núi.

(ĐSPL) – Một vụ tai nạn giao thông xảy ra giữa 4 xe tải diễn ra trên đèo Bảo Lộc, khiến cho 1 chiếc rơi xuống vực, 1 chiếc va vào vách núi.

Báo Giao Thông đưa tin, vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 4 xe tải xảy ra vào khoảng 20h30' ngày 17/1, trên tuyến Quốc lộ 20 (đoạn qua đèo Bảo Lộc, thuộc huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) khiến 1 chiếc rơi xuống vực, 1 chiếc va vào vách núi.

Vụ tai nạn 4 xe tải tông nhau trên đèo Bảo Lộc khiến 1 xe lao xuống vực.

Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên 3 xe tải chạy từ hướng TP. HCM - Đà Lạt đã bất ngờ tông vào 1 xe tải khác (chưa rõ danh tính tài xế) lưu thông theo hướng ngược lại.

Thông tin trên TTXVN, vụ tai nạn đã khiến 1 trong 3 xe từ hướng TP Hồ Chí Minh lên Đà Lạt rơi xuống vực và 1 xe tải chạy hướng Đà Lạt va vào vách núi. Hiện vẫn chưa thống kê được thiệt hại cụ thể.

Theo Trạm giao thông tại đèo Bảo Lộc, sau vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nói trên, QL 20 qua đèo Bảo Lộc bị ách tắch. Lực lượng chức năng đang nỗ lực phân luồng, điều tiết giao thông, cứu hộ cứu nạn.

1. Hành vi bỏ chạy dưới nhìn dưới góc độ hành chính:

Đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô gây tai nạn giao thông mà không dừng lại thì bị xử phạt Theo quy định tại Điểm b khoản 6 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP:

“6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.”

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy gây tai nạn rồi bỏ chạy thì bị xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 6 nghị định 171/2013/NĐ-CP:

“6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;”

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng gây tai nạn rồi bỏ chạy thì bị xử phạt Theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 7 Nghị định 171/2013/NĐ-CP:

“6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.”

Đối với điểu khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ gây tai nạn giao thông cũng bị xử phạt Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 171/2013/NĐ-CP: Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

2. Hành vi bỏ chạy nhình dưới góc độ luật hình sự:

Việc gây tai nạn rồi bỏ trốn còn là 1 tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu vụ tai nạn đó có dấu hiệu cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Cụ thể, Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:

“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;…”

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

Tin nổi bật