Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xây dựng đường sắt tốc độ cao cần 40 tỷ USD

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Theo Bộ trưởng GTVT, nếu mọi việc suôn sẻ, phải nhiệm kỳ sau mới có thể bắt tay làm đường sắt tốc độ cao và cần ít nhất 40 tỉ USD để đầu tư xây dựng...

(ĐSPL) – Theo Bộ trưởng GTVT, nếu mọi việc suôn sẻ, phải nhiệm kỳ sau mới có thể bắt tay làm đường sắt tốc độ cao và cần ít nhất 40 tỉ USD để đầu tư xây dựng tuyến đường này.

Theo tin tức trên báo Vietnamnet, tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật đường sắt (sửa đổi) ngày 11/11, Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ cho rằng, giao thông đường sắt là mũi nhọn vận tải lớn nhưng một thời gian dài đã bị bỏ qua. Giờ mới đưa ra luật này là chậm nhưng muộn còn hơn không.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cũng đề nghị, phải ưu tiên đầu tư phát triển đường sắt. Đề nghị đẩy mạnh hình thức hợp tác công tư và BOT đồng thời kiến nghị luật phải có quy hoạch lâu dài về phát triển đường sắt.

Báo Tiền Phong cũng đưa tin, phát biểu trong phiên thảo luận về dự án Luật đường sắt (sửa đổi), Bộ trưởng Giao thông vận tải (GT-VT) Trương Quang Nghĩa cho hay, thời gian tới, ngoài việc củng cố nâng cao khả năng vận chuyển của đường sắt cũ, ngành sẽ xây dựng đường sắt tốc độ cao.

Theo ông Trương Quang Nghĩa, trong nhiệm kỳ này mà được đại biểu Quốc hội ủng hộ cho làm dự án đường sắt tốc độ cao là hạnh phúc đối với ngành đường sắt.

Theo lãnh đạo Bộ GT-VT, trên thế giới không có đường sắt tốc độ cao mà chỉ có đường sắt cao tốc, nhưng đường sắt cao tốc của họ có nhiều phân đoạn. Việt Nam đang chọn phân đoạn dưới 200 km/giờ, với thực tế hiện nay, chạy tốc độ 160 – 200 km/giờ là hợp lý và hiệu quả. Hơn nữa, chạy ở tốc độ này duy trì được công năng của đường sắt là vận tải người và hàng hoá, nếu vượt qua tốc độ này chỉ có thể vận tải hành khách.

Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho hay, đầu tư đường sắt tốc độ cao cần không dưới 40 tỷ USD, một con số rất lớn và vô cùng khó khăn trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Do đó, nếu việc đầu tư "suôn sẻ mọi chuyện" phải hết nhiệm kỳ này mới có thể bắt tay vào khởi động.

Luật Đường sắt 2005 quy đình như sau:
Điều 5. Chính sách phát triển đường sắt
1. Nhà nước tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo hướng hiện đại.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và vận tải đường sắt; tham gia đấu thầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đường sắt.
3. Nhà nước bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử; bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh đường sắt.
4. Nhà nước khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển đường sắt hiện đại.
Điều 6. Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt
1. Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt là cơ sở để lập quy hoạch chi tiết chuyên ngành và định hướng đầu tư, xây dựng, phát triển đồng bộ, hợp lý, thống nhất mạng lưới giao thông vận tải đường sắt trong phạm vi cả nước, tạo điều kiện khai thác tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của ngành đường sắt.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt được lập trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển các loại hình giao thông vận tải khác.
3. Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt bao gồm các nội dung về phát triển kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, công nghiệp và mạng lưới dịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực đường sắt.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.


Nhân Văn
(tổng hợp)


Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]RxfLiyTdQd[/mecloud]

Tin nổi bật