Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xã hội hoá hạ tầng giao thông: Tư nhân đủ điều kiện "gánh" các dự án nghìn tỉ

(DS&PL) -

Nhà nước hoàn toàn có thể tin tưởng vào doanh nghiệp tư nhân trong nước để kêu gọi xã hội hoá phát triển hạ tầng giao thông, mà thành công của Quảng Ninh là minh chứng si

Nhà nước hoàn toàn có thể tin tưởng vào doanh nghiệp tư nhân trong nước để kêu gọi xã hội hoá phát triển hạ tầng giao thông, mà thành công của Quảng Ninh là minh chứng sinh động.

Thi công cầu Bạch Đằng (Quảng Ninh)

Tin vào doanh nghiệp tư nhân trong nước

Là người tâm đắc với câu chuyện tư nhân đầu tư sân bay chỉ mất vẻn vẹn... 18 tháng thay vì giao cho Nhà nước loay hoay, PGS-TS Trần Đình Thiên khẳng định, thực tiễn đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác công - tư tại Quảng Ninh cho thấy, Nhà nước hoàn toàn có thể tin tưởng vào doanh nghiệp tư nhân.

Theo ông Thiên, các dự án giao thông lớn lâu nay thường chỉ giao doanh nghiệp nhà nước, hoặc nhờ một doanh nghiệp nước ngoài vào làm hộ. Nhưng ở Quảng Ninh, Tập đoàn Sun Group đã đầu tư xây dựng sân bay Vân Đồn và sắp hoàn thành đưa vào khai thác. Đây là sân bay hiện đại có tổng mức đầu tư lớn (7.500 tỉ đồng) với công suất khai thác khoảng 5 triệu khách/năm, có thể đón những máy bay chở khách lớn nhất thế giới (Airbus 350, Boeing 787).

Nói như Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, việc Sun Group tham gia đầu tư các dự án hạ tầng giao thông tại Quảng Ninh như: Sân bay Vân Đồn, cao tốc Vân Đồn - Hải Phòng, Cảng hành khách quốc tế… cho thấy doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn đủ tiềm lực đầu tư vào các dự án giao thông lớn một cách bài bản chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ.

Ông Công mong muốn, từ bài học Quảng Ninh, các địa phương khác trên cả nước cũng cần có cơ chế thông thoáng để kêu gọi các nhà đầu tư lớn tham gia phát triển hạ tầng giao thông.

Bài học từ cách làm của Quảng Ninh

Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho rằng, “bí quyết” để Quảng Ninh kêu gọi thành công những nhà đầu tư lớn là do sự đồng thuận, ủng hộ của cả hệ thống chính trị. Cả bộ máy đều tập trung ưu tiên tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, Quảng Ninh cũng sẵn sàng mọi nguồn lực về tài chính để hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giao quỹ đất sạch cho nhà đầu tư.

“Chính việc địa phương tự bỏ tiền ngân sách ra giải phóng mặt bằng, giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư nên dự án thường được triển khai nhanh hơn. Chủ đầu tư chỉ tập trung vào khâu hoàn thiện, nên hiệu quả đầu tư cũng cao hơn, tránh tình trạng dự án chậm tiến độ, đội vốn…” - ông Công nói.

Ông Công dẫn chứng, ngay như dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, khi kêu gọi DN tư nhân vào đầu tư, Quảng Ninh đã tự huy động nguồn vốn để đứng ra giải phóng mặt bằng. Đây là cách làm đột phá, khác với các dự án BOT trước đây, khi mà chi phí giải phóng mặt bằng thường bị “đội” lên cao, dẫn tới tổng mức đầu tư lớn, và thời gian hoàn vốn bị kéo dài.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Danh Huy - Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP) - sở dĩ Quảng Ninh thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá còn do tỉnh này chủ động, linh hoạt chứ không trông chờ vào ngân sách T.Ư.

“Đường cao tốc là do T.Ư quản lý, T.Ư phải đứng ra đầu tư. Tuy nhiên trong lúc T.Ư chưa có ngân sách để hỗ trợ, Quảng Ninh sẵn sàng chủ động đứng ra bắt tay làm. Tỉnh này không phân biệt là nguồn vốn từ T.Ư hay địa phương, biết phát huy lợi thế để sớm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trong tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” - ông Huy nói.

“Lộ thông”, cơ hội đầu tư cũng rộng mở. Cuộc bứt phá ngoạn mục về hạ tầng giao thông đã “kéo” thêm nhiều nhà đầu tư lớn đổ về Quảng Ninh với những kế hoạch lớn trong tương lai. Những phản hồi tích cực của cộng đồng doanh nghiệp cũng góp phần giúp tỉnh trọng điểm kinh tế Đông Bắc vươn lên ngôi vị quán quân bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh PCI năm nay.

Tuy nhiều tỉnh đã làm tốt chủ trương xã hội hóa, ví dụ Bình Dương, Đồng Nai… nhưng Quảng Ninh vẫn được xem là một điển hình trong việc áp dụng chủ trương kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông. Đáng lưu ý, trong khi nhiều tỉnh khác triển khai chủ trương này từ lâu thì Quảng Ninh tuy mới kêu gọi xã hội hóa trong thời gian gần đây và có vị trí địa lý cách xa các thành phố lớn song lại kêu gọi được những dự án rất lớn. Và đó đều là những dự án trọng điểm, mang tính động lực, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn tỉnh. Tôi có thể khẳng định Quảng Ninh là một hiện tượng điển hình trên cả nước về xã hội hóa thành công”.

Tin nổi bật