Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

WMO xác nhận mức nhiệt độ kỷ lục mới tại châu Âu

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), 48,8 độ C được ghi nhận trên đảo Sicily của Italy vào năm 2021 được xác nhận là mức nhiệt cao kỷ lục mới ở châu Âu.

Ngày 17/7, Liên Hợp Quốc thông báo mức nhiệt 48,8 độ C được ghi nhận trên đảo Sicily của Italy vào năm 2021 được xác nhận là kỷ lục nhiệt độ cao của châu Âu, dựa trên dữ liệu này để đánh giá sóng nhiệt hiện tại. Kỷ lục nhiệt độ cao trước đó tại châu lục này là 48 độ C, ghi nhận tại Athens vào ngày 10/7/1977.

“Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) xác nhận mức nhiệt cao kỷ lục mới tại châu Âu là 48,8 độ C đo tại Sicily vào ngày 11/8/2021. Một ủy ban gồm các chuyên gia đã xác minh tính chính xác của con số này. Tuy nhiên, có khả năng kỷ lục này sẽ bị phá vỡ trong những ngày tới trong bối cảnh nắng nóng tiếp tục gia tăng”, Liên Hợp Quốc thông tin.

Theo WMO, cơ quan này sẽ xem xét khả năng các mức nhiệt cao mới được thiết lập trong bối cảnh nắng nóng gay gắt đang tấn công khu vực miền Nam nước Mỹ, Địa Trung Hải, Bắc Phi, Trung Đông và một số nước ở châu Á, trong đó có Trung Quốc.

Có khả năng kỷ lục nhiệt độ cao mới tại châu Âu sẽ bị phá vỡ trong những ngày tới trong bối cảnh nắng nóng tiếp tục gia tăng. Ảnh minh họa: Reuters

Giáo sư Khoa học Địa lý Randall Cerveny ở Đại học Arizona, kiêm báo cáo viên về thời tiết và khí hậu cực đoan của WMO chia sẻ: “Nếu có mức nhiệt cao kỷ lục mới nào trong các đợt nắng nóng hiện nay, chúng tôi sẽ đưa ra đánh giá sơ bộ nhanh chóng, sau đó bắt đầu đánh giá chi tiết như một phần của quá trình xác minh”.

Trong diễn biến liên quan, các chuyên gia và cơ quan du lịch dự đoán nhiệt độ mùa hè tăng vọt trên khắp miền Nam có thể thúc đẩy sự thay đổi lâu dài về thói quen du lịch, với việc nhiều du khách lựa chọn điểm đến mát mẻ hơn hoặc đi nghỉ vào mùa xuân, mùa thu để tránh thời tiết nắng nóng khắc nghiệt.

Reuters dẫn dữ liệu của Ủy ban Du lịch châu Âu (ETC) cho thấy, số người muốn đến Địa Trung Hải du lịch trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 đã giảm 10% so với năm ngoái, trong bối cảnh trời nắng nóng dẫn đến hạn hán, cháy rừng.

Trong khi đó, sự quan tâm đối với các điểm đến như CH Séc, Đan Mạch, Ireland và Bulgaria lại tăng đột biến. “Chúng tôi dự đoán rằng điều kiện thời tiết khó lượng trong tương lai sẽ tác động lớn hơn tới lựa chọn của du khách tại châu Âu”, người đứng đầu ETC Miguel Sanz cho hay.

Một báo cáo cho thấy, 7,6% du khách hiện coi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt là mối quan tâm chính đối với các chuyến đi từ tháng 6 đến tháng 11.

XEM THÊM: Liên Hợp Quốc cảnh báo hơn 50 quốc gia đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Nhu cầu đi du lịch đã tăng trở lại vào mùa hè năm 2023 khi du khách bỏ lại phía sau khoảng thời gian dài bị hạn chế đi lại do đại dịch. Theo các công ty du lịch, thời tiết nắng nóng hiện vẫn chưa dẫn đến việc hủy chuyến nhiều.

Tuy nhiên, sự cân bằng này có thể thay đổi khi các đợt nắng nóng trở nên khắc nghiệt hơn. Từ lâu, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng biến đổi khí hậu do khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ khiến các hiện tượng thời tiết xảy ra thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. 

Những tin tức về du khách được đưa ra khỏi các bãi biển của Italy bằng máy bay hoặc đưa đi bằng xe cứu thương từ Acropolis của Athens tràn ngập trên các phương tiện truyền thông châu Âu trong những tuần gần đây.

Đinh Kim (Theo Barron's, Reuters)

Tin nổi bật