Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vữa xi măng rơi trúng đầu, 4 công nhân nhập viện cấp cứu

(DS&PL) -

Bốn công nhân phải nhập viện cấp cứu vì bị mảng vữa trần xi măng bất ngờ rơi trúng đầu.

Bốn công nhân phải nhập viện cấp cứu vì bị mảng vữa trần xi măng bất ngờ rơi trúng đầu.

Theo tin tức trên báo Công an TP Hồ Chí Minh, vào khoảng 18h ngày 12/4, nhóm công nhân đang làm việc tại Công ty may thêu L.H. ở phường An Phú, thị xã Thuận An thì vữa xi măng trên trần nhà bất ngờ bị vỡ, rơi xuống đầu khiến 4 người này bị thương.

Các công nhân bị thương được xác định gồm: Lê Thị Mỹ X. (21 tuổi); Lê Thị Thu Th. (23 tuổi); Hồng Thị B., (23 tuổi) và chị Bùi Thị T.A. (25 tuổi).

Công nhân được điều trị tại bệnh viện (Ảnh: báo Công an nhân dân)

Báo Công an nhân dân thông tin thêm, ngay sau đó các công nhân đã được nhập viện để cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Tại đây, các công nhân được các bác sỹ, y sỹ kiểm tra các chấn thương liên quan. Theo các công nhân vụ việc xảy ra bất ngờ khiến không ai kịp phản ứng .

Phía công ty may thêu L.H. đã cử người đại diện có mặt tại bệnh viện để chăm sóc cho các công nhân.

Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động (Bộ luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Bộ luật Lao Động năm 2012)

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.


(Tổng hợp)

Tin nổi bật