Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ xây nghĩa trang trong khu dân cư: Chủ tịch phường nói gì?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ông chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy xác nhận, không có giấy tờ nào thể hiện có nghĩa trang bãi Xém. Hình thành dự án nâng cấp là do lịch sử để lại(?).

(ĐSPL) - Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy xác nhận, không có giấy tờ nào thể hiện có nghĩa trang bãi Xém. Hình thành dự án nâng cấp là do lịch sử để lại(?).

Trả lời câu hỏi của phóng viên về những vấn đề nhân dân khu phố 33-38 kiến nghị "không đồng tình xây dựng nghĩa trang Bãi Xém", ông Nguyễn Quốc Văn (Chủ tịch phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) cho rằng, "đại đa số người dân trong phường đồng ý cải tạo, nâng cấp nghĩa trang Bãi xém, chỉ có nhóm nhỏ (6 tổ 33-38) chưa đồng thuận".

"Phường đã tổ chức các cuộc họp với sự tham gia của cấp ủy, đảng viên các tổ từ 33-38, trưởng các chi hội, đoàn thể để phổ biến, nhưng việc không đến được với nhân dân thì do lãnh đạo tổ không thông tin đầy đủ" - Ông Văn tiếp lời.

Ngoài ra, để "minh họa"  về việc tại khu đất bãi Xém có nhiều mộ phần của các hộ dân khu Gia Thượng, ông Văn cho biết, mới đây, "có một số gia đình nghe tin về dự án đã ra đắp một số mộ để làm ký hiệu đề phòng khi đào xới, thi công ảnh hưởng đến mộ phần của người đã khuất".

Theo ông, phường sẽ lên kế hoạch để tiếp xúc với nhân dân đồng thời vận động, thuyết phục, chỉ rõ mục đích cho nhân dân hiểu rõ vấn đề, tạo nên sự đồng thuận cao nhất.

Về thông tin quan trọng nhất, căn cứ lịch sử hình thành nghĩa trang mới, ông Văn cho hay: "Phường không có văn bản chứng minh khu đất bãi Xém là nghĩa địa, nhưng căn cứ vào lịch sử hình thành và nhiều cao niên trên địa bàn thì phường khẳng định khu đất đó là nghĩa trang. Phần đất bãi Xém từ xa xưa vốn là nghĩa trang, nhưng vì cạnh sông nên lũ lụt đã cuốn đi nhiều mồ mả. Vì là đất bãi nên cũng không được thể hiện trên tờ bản đồ của Phường(?)".

Để thông tin khách quan hơn, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Tạ Văn Thức (Chi hội trưởng chi hội cựu chiến binh tổ 33) và được ông này cho biết: “Chính quyền hoàn toàn chưa tiếp xúc với dân. Việc này ngay cả Hội đồng nhân dân còn không biết. Nếu biết đã có nghị quyết, nhưng những người bầu ra đại diện cho dân còn không biết thì chúng tôi sao biết được? Chúng tôi chỉ được dự một cuộc họp 38 tổ dân phố. Tại đây, chính quyền phổ biến về mô hình kế hoạch cải tạo nghĩa trang bãi Xém. Tuy nhiên, những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi dự án này là thiểu số nên tiếng nói không có trọng lượng. Ngay chiều hôm sau, loa phường đã phát thông báo cho rằng buổi họp thành công, đa số đồng ý".

Liên quan đến vấn đề có hay không sự tồn tại của nghĩa trang bãi Xém, nhiều người dân tổ 33 khẳng định: “Việc chính quyền phường dùng từ ‘cải tạo nghĩa trang’ trong các văn bản là hoàn toàn không chính xác. Từ bao đời nay, đất đai thuộc bãi Xém là đất canh tác nông nghiệp, chuyên trồng ngô, khoai chứ không phải đất nghĩa trang. Chẳng ai lại đi chôn tổ tiên ở vùng đất cứ nước lên là ngập (cho đến năm 96-97 mới tạm hết -PV) và cho phép người khác trồng hoa màu lên mộ phần nhà mình cả”.

Điều 3. Các nguyên tắc đối với hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng (Nghị định số Số: 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng)

1. Tất cả các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường).

2. Khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ cho nhiều địa phương, sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh.

3. Việc quản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường.

4. Việc táng được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.

6. Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

7. Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có trách nhiệm quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.

8. Các đối tượng bảo trợ xã hội khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định hiện hành.

9. Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.

10. Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích dẫn từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.


Thành Trung

Xem thêm video:

[mecloud]oLHy1oIReH[/mecloud]

Tin nổi bật