Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ tay lái mô tô tử nạn: Nạn nhân cũng vi phạm giao thông?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Vụ tay lái mô tô tử nạn khi dẫn đoàn đua xe đạp, lỗi chết người thuộc về cả hai bên gồm nạn nhân và người lái xe mô tô chèn qua. Ban tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.

(ĐSPL) – Vụ tay lái mô tô tử nạn khi dẫn đoàn đua xe đạp, lỗi chết người thuộc về cả hai bên gồm nạn nhân và người lái xe mô tô chèn qua. Ban tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.

Video: Dẫn đoàn đua xe đạp, một VĐV tử nạn tại Đồng Nai

Đó là nhận định của Luật sư Luật sư Trương Quốc Hòe - Trưởng Văn phòng Luật sư Interla (Đoàn luật sư Hà Nội) xung quanh vụ tai nạn liên quan đến đoàn đua xảy ra tại Đồng Nai vừa qua khiến dư luận xôn xao.

Trước đó, ngày 1/3, khi đoàn đua Giải đua xe đạp nữ quốc tế Bình Dương mở rộng Cúp Biwase 2015 chuẩn bị chặng đường đua thứ hai từ huyện Định Quán (Đồng Nai) đi Bảo Lộc (Lâm Đồng) thì xảy ra một vụ tai nạn khiến anh Lìn Mã Sáng - đội mô tô thể thao TP.HCM, thành viên bảo vệ đoàn đua tử vong.  Đồng thời khiến một đồng nghiệp khác của anh Sáng bị gãy chân.

Được biết, vụ tai nạn xảy ra trong quá trình anh Sáng cùng đoàn bảo vệ di chuyển đến huyện Định Quán. Khi cách điểm xuất phát khoảng 1km thì xảy ra tai nạn.

Sau khi đoạn video ghi lại vụ tai nạn nói trên được đưa lên mạng internet, đã có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân cũng như trách nhiệm của các bên liên quan. 

Luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng Luật sư Interla đã có những phân tích liên quan đến tính chất pháp lý của vụ việc này.

Luật sư Trương Quốc Hòe: "Ban tổ chức giải đua xe cũng phải
chịu trách nhiệm về vụ tai nạn".

Theo đó, căn cứ từ video ghi lại vụ tai nạn dẫn đến chết người trong đoàn đua xe đạp luật sư Hòe cho rằng: Việc ai đúng, ai sai thì cần phải chờ kết quả điều tra của cơ quan công an. Tuy nhiên, nhìn vào video ghi lại vụ tai nạn thì có thể thấy, anh Lìn Mã Sáng - người bảo vệ đoàn đua tử vong trong vụ tai nạn đã đi không đúng làn đường. Lúc đó, cả đoàn đi với tốc độ chậm. Có thể do không chú ý quan sát phía trước, xe của anh Sáng đã tông vào đuôi xe phía trước rồi ngã xuống.

Thời điểm này, chiếc mô tô lao tới chèn qua người anh Sáng có dấu hiệu lạng lách, chạy nhanh, không làm chủ được tốc độ. Nếu người điều khiển chiếc xe này làm chủ được tốc độ thì có thể đã không chèn qua người anh Sáng, cho dù anh Sáng có ngã ra đường.

“Như vậy, trong trường hợp này, theo nhận định ban đầu của tôi thì cả 2 bên cùng có lỗi. Cơ quan điều tra nhiều khả năng sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với người điều khiển mô tô chèn qua người dẫn tới cái chết của anh Sáng về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo Điều 202 Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, do lỗi một phần thuộc về anh Sáng nên đây được coi là một tình tiết giảm nhẹ khi cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm của người điều khiển mô tô chèn qua người nạn nhân” - Luật sư Trương Quốc Hòe phân tích.

Theo luật sư Hòe, không thể lấy lý do là đang trong quá trình bảo vệ đoàn đua mà được phép điều khiển xe không đúng quy định. Tức là, việc bảo vệ đoàn đua không phải là lý do để được miễn trách nhiệm khi xảy ra tai nạn.

“Trong vụ tai nạn này, Ban tổ chức giải đua cũng phải liên đới chịu trách nhiệm. Thông thường, trước khi tổ chức cuộc đua, ban tổ chức phải thông báo, phối hợp với các cơ quan chức năng đảm bảo tuyệt đối an toàn trên quãng đường tổ chức đua. Khi đó, lực lượng chức năng sẽ tổ chức phân luồng, ngăn không cho bất cứ phương tiện nào ngoài đoàn đua và những người liên quan được phép lưu thông trên đoạn đường tổ chức cuộc đua.  Tuy nhiên, ở đây, có thể thấy là các phương tiện không liên quan đến cuộc đua xe vẫn chạy bình thường trên đoạn đường đó. Đây chính là nguyên nhân rất lớn dẫn tới vụ tai nạn đáng tiếc”.

Điều 202, Bộ luật Hình sự quy định, người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Người phạm tội sẽ bị phạt tù từ ba năm đến mười năm nếu không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; phạm tội trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông…

Người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Hiện trường vụ tai nạn - (ảnh: Internet)

Luật sư Hòe cho rằng: "Đây là bài học đắt giá cho công tác tổ chức các giải đua xe nói chung. Tôi từng chứng kiến, đoàn đua xe đạp tổ chức trên cả làn đường chỉ dành cho xe ô tô. Tuy nhiên, người điều khiển ô tô lại không được hướng dẫn bởi lực lượng cảnh sát khi chạy đến những địa điểm này. Điều đó là rất nguy hiểm.

Như tôi đã nói, trước khi cuộc đua diễn ra, ban tổ chức cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để đảm bảo tuyệt đối an toàn trên đường đua. Các thành viên tham gia giải đua, lực lượng bảo vệ đoàn đua cần phải chấp hành đúng quy định, điều khiển xe cẩn trọng, chú ý quan sát để không xảy ra tai nạn đáng tiếc như trường hợp của anh Lìn A Sáng nói trên."

Liên quan đến vụ việc, Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã có công văn đề nghị Công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo cơ quan điều tra khẩn trương xác minh làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn chết người xảy ra ở Giải đua xe đạp nữ quốc tế Bình Dương - Cup Biwase 2015 để xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Tin nổi bật