Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ rút súng hướng vào tài xế taxi Mai Linh: "Chỉ dọa chứ không bắn"

(DS&PL) -

Tại cơ quan điều tra, người đàn ông tên Tuân khai rằng, chỉ rút súng nhằm mục đích đe dọa chứ không có ý định bắn.

Tại cơ quan điều tra, người đàn ông tên Tuân khai rằng, chỉ rút súng nhằm mục đích đe dọa chứ không có ý định bắn.

Liên quan đến vụ "Rút súng bắn vào xe taxi vì thấy tài xế đỗ xe láo", báo Người đưa tin cho biết, cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Gò Vấp, TP.HCM đã tạm giữ Nguyễn Hữu Tuân (SN 1984, ngụ tỉnh Quảng Ngãi, tạm trú quận Gò Vấp) cùng tang vật để điều tra làm rõ hành vi dùng súng đe dọa người khác.

Công an khám nghiệm hiện trường vụ việc - Ảnh: báo An ninh thủ đô

Báo Vietnamnet thông tin, tại cơ quan điều tra, Tuân cho biết, vào 9h sáng 24/7 anh Nguyễn Bảo Q (SN 1982, ngụ Q.Gò Vấp) điều khiển xe taxi Mai Linh mang BKS: 51F – 427.69 dừng trong hẻm số 350 đường Lê Đức Thọ, P.6, Q.Gò Vấp. Đúng lúc này, Tuân điều khiển xe ô hiệu hiệu Kia Morning BKS: 51G1 – 335.48 lưu thông vào hẻm.

Do đường nhỏ hẹp nên giữa anh Q và Tuân có xảy ra mâu thuẫn, cự cãi với nhau. Trong lúc lời qua tiếng lại, Tuân rút 1 khẩu súng ngắn dí về phía anh Q đang ngồi trong xe dọa bắn. Tuy nhiên sau đó Tuân không bắn mà lái xe bỏ đi.

Lý giải về hành động rút súng của mình Tuân cho biết, anh chỉ dọa chứ không có ý định bắn tài xế taxi Mai Linh.

2 khẩu súng thu giữ - Ảnh: báo Vietnamnet

Ngay sau khi nhận được tin báo về vụ việc, Cảnh sát 113 và Công an phường 6 đã có mặt tại hiện trường tuy nhiên đối tượng Tuân đã rời đi. Sau khi xác định được danh tính đối tượng, công an ập vào nơi Tuân trọ để kiểm tra.

Tại đây, công an thu giữ một con dao tự chế cùng 2 khẩu súng.

Hiện, công an đang tiếp tục điều tra làm rõ và gửi giám định 2 khẩu súng của Tuân.

Điều 135. Tội đe dọa người khác (Bộ Luật Hình Sự sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản,

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

Tổng hợp)

Tin nổi bật