Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ ô tô lao xuống biển Hạ Long, 4 người chết: Chủ đầu tư, nhà thầu thi công sẽ bị xử lý thế nào?

(DS&PL) -

Nơi xảy ra vụ tai nạn khiến 4 người tử vong là khu vực thi công dự án của Công ty CP Đầu tư Thịnh Phát.Vậy trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị thi công sẽ như thế nào? và

Nơi xảy ra vụ tai nạn khiến 4 người tử vong là khu vực thi công dự án của Công ty CP Đầu tư Thịnh Phát. Vậy trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị thi công sẽ như thế nào? và ai là người đứng ra nhận trách nhiệm?

Phải khởi tố hình sự

Luật sư Trương Quốc Hỏe, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, tại Điều 47 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về thi công trên tuyến đường đang khai thác. Theo đó, trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời tại nơi thi công và thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

Đơn vị thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.”

Như vậy khi tiến hành thi công các đoạn đường đang trong quá trình sử dụng thì đơn vị thi công phải tuân thủ quy định trên về an toàn cho những người lưu thông trên đoạn đường này. Điều khiến dư luận bức xúc đó là tuyến đường này đã thi công nhiều tháng qua nhưng nhà thầu và chủ đầu tư không hề dựng biển cảnh cáo, che chắn cảnh báo an toàn cho các phương tiện khi tham gia giao thông. Hơn nữa trên mặt đường có rất niều sỏi đá rơi vãi gây nguy hiểm cho người đi đường. Rõ ràng sự thiếu trách nhiệm và không tuân thủ quy định pháp luật của đơn vị thi công khiến tai nạn xảy ra nên sẽ không tránh khỏi chế tài xử lý của pháp luật. Cụ thể tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

“Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động thi công hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thi công (nếu có) từ1 tháng đến 3 tháng”, Luật sư Hòe cho hay.

Vị trí nơi xảy ra vụ việc không hề có rào chắn. Ảnh: Lao Động

Theo Luật sư Hòe, việc chủ đầu tư dự án – Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh thông tin đã có nhiều văn bản yêu cầu Công ty CP Đầu tư Thịnh Phát thực hiện biện phấp đảm bảo ATGT cho người, phương tiện qua đoạn đường thi công nhưng phía công ty này vẫn phớt lờ không có hành động sớm khắc phục hậu quả khiến tai nạn xảy ra. Phải chăng sự phớt lờ của đơn vị thi công này là sự xem nhẹ pháp luật cũng như an toàn của những người đi qua đoạn đường này?

Xét về trách nhiệm của chủ đầu tư, theo thông tư 50/2015/TT-BGTVT, tại Điều 52. Trách nhiệm của chủ đầu tư: “Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc nhà thầu trong suốt quá trình thi công, bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong thi công công trình trên đường bộ đang khai thác”.

Như vậy về phía Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh phải có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra nhà thầu, đơn vị thi công trong suốt quá trình thi công.

“Nếu chủ đầu tư có cán bộ giám sát ATGT công trình thi công thì trách nhiệm của cán bộ giám sát đó về tai nạn với chủ đầu tư là chuyện nội bộ của chủ đầu tư với nhân viên của mình chứ không phải cứ có cán bộ chuyên trách về an toàn giao thông công trình thi công thì cán bộ đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật còn chủ đầu tư thì vô can”, Luật sư Hòe nói và cho biết, trách nhiệm của cán bộ giám sát về ATGT công trình thi công thể hiện qua hợp đồng lao động, nội dung phân công, phân nhiệm, quyết định giao nhiệm vụ tại công trường. Đơn vị thi công cũng phải có trách nhiệm chứ không chỉ chủ đầu tư có trách nhiệm khi có tai nạn, sự cố xảy ra.

Mặt khác, vụ tai nạn dẫn đến chết người – đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 thì: Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao, trừ trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặcthì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến năm năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 03 người trở lên thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Cần đánh giá lại năng lực của nhà thầu

Tìm hiểu của PV, Công ty CP Đầu tư Thịnh Phát thành lập năm 2007, có trụ sở tại quận Long Biên, Hà Nội. Người đại diện pháp luật là ông Đoàn Sơn Bình.

Tại Quảng Ninh, tháng 8/2019, nhà thầu Thịnh Phát đã trúng gói thầu số 10 – Thi công xây dựng công trình đoạn từ lý trình Km8+300 đến lý trình Km18+691 thuộc dự án Đường bao biển nối TP Hạ Long với TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (nơi xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng trên). Đơn vị mời thầu là Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ninh với tổng giá trị 513,5 tỷ đồng (giá dự toán 533 tỷ đồng). Thời điểm này, các công ty như Công ty CP tư vấn và xây dựng Sa Vĩ; Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn; Công ty CP Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành cùng tham gia đấu thầu nhưng đều bị Thịnh Phát “đánh bật”.

Trong 3 năm, từ 2018 – 2020, nhà thầu Thịnh Phát liên tiếp trúng thầu các dự án của Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ninh với tổng số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Đơn cử như các gói thầu số 14, tại dự án Trường Đại học Hạ Long - Giai đoạn II, tại cơ sở 1, phường Nam Khê, thành phố Uông Bí (167,038 tỷ đồng);

Gói thầu số 05, Xây dựng công trình bệnh viện và hạ tầng kỹ thuật, lắp đặt thiết bị công trình và PCCC, thang máy, điện ngoài nhà thuộc dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Lão khoa tỉnh Quảng Ninh. Nhà thầu Thịnh Phát đứng liên danh cùng các nhà thầu khác như An Phú Quảng Ninh, Hà Hùng, Thang máy Sin Việt với giá trúng thầu  hơn 200 tỷ đồng;

Năm 2018, nhà thầu Thịnh Phát cùng với Công ty CP  xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh, Công ty CP Tư vấn xây lắp đầu tư An Phú Quảng Ninh trúng gói thầu số 4 (Xây lắp các hạng mục đầu tư mới Tên dự án Đầu tư nâng cấp mở rộng trung tâm y tế TP Móng Cái) với giá trúng thầu 103 tỷ đồng.

Cuối tháng 12/2018, nhà thầu Thịnh Phát cùng với Công ty CP Đầu tư xây dựng Hải Nam trúng thầu gói thầu số 08 (Cải tạo, nâng cấp vị trí xung yếu đê Đồng Rui, xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) với giá 83,5 tỷ đồng. Đơn vị mời thầu là Ban quản lý các dự án công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh.

Tại Hưng Yên, nhà thầu Thịnh Phát trong các năm 2018 – 2019, cũng trúng thầu với tổng giá trị trên 500 tỷ đồng tại Chi cục quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên) làm chủ đầu tư.

Trong thời gian ngắn nhà thầu Thịnh Phát cùng với các đối tác liên danh khác đã “đánh bật” được nhiều ông lớn để giành được thị phần tại Quảng Ninh với tổng số tiền trúng thầu lên tới hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thiếu trách nhiệm trong công tác bảo đảm ATGT tại gói thầu số 10 đường bao biển TP Hạ Long khiến 4 người tử vong cần phải xem xét lại năng lực và trách nhiệm của Công ty CP Đầu tư Thịnh Phát.

Khoảng 21h ngày 10/7, trên đường bao biển Trần Quốc Nghiễn (P.Hồng Hà, TP.Hạ Long, Quảng Ninh), xe ô tô BKS 30F - 171.15, do anh Trần Tuấn Anh (37 tuổi, trú tại P.Nghĩa Tân, Q.Cầu Giấy, Hà Nội) điều khiển, chở theo 4 người khác. Khi chiếc xe đến nút giao với đường Lê Thanh Nghị thì bất ngờ bị mất lái, lao sang làn đường ngược chiều, rồi rơi xuống biển khiến 4 người tử vong.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tài xế Trần Tuấn Anh không thuộc đường, sử dụng rượu bia khi lái xe; đồng thời gặp phải mưa giông, hạn chế tầm nhìn, thiếu quan sát khi vào cua.

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng nhận định, việc đơn vị thi công không có biển cảnh báo, dây phản quang và nhân viên điều tiết giao thông tại đoạn đường đang thi công cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra vụ việc thương tâm trên.

Hiểu Lam

Tin nổi bật