Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ ô tô đậu sát đường ray, bị tàu hỏa đâm nát đầu: Bảo hiểm có bồi thường?

  • Hoàng Yên (T/h)
(DS&PL) -

Liên quan vụ ô tô đậu sát đường ray, bị tàu hỏa đâm nát đầu ở Hà Nội, nhiều người thắc mắc trong trường hợp này chủ xe có được bảo hiểm bồi thường hay không?.

Vào chiều 5/6, tại ngõ 104 Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, một chiếc xe ô tô màu đỏ đỗ sát đường ray đã bị tàu hỏa đâm trúng, gây hư hỏng nặng.

Cụ thể, vào thời điểm trên, anh N (39 tuổi, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đỗ xe ô tô màu đỏ ngay sát đường tàu. Sau khi anh N ra khỏi xe và rời đi, tàu hoả lao tới đâm trúng phần đầu xe ô tô, đẩy chiếc xe đi vài mét khiến chiếc xe bị hư hỏng khá nặng.

Trước sự việc, theo tờ Tri thức - Znews, anh Nguyễn Vĩnh, chuyên viên tư vấn bảo hiểm nhận định khả năng được bồi thường của chủ xe trong trường hợp này là khá thấp.

Theo anh Vinh, nếu xếp vụ tai nạn này vào nhóm sự cố ngoài ý muốn thì có thể vẫn được bồi thường nếu đã mua bảo hiểm thân vỏ. Tuy nhiên khi xét cụ thể hơn, chủ xe đã đậu đỗ ôtô sai quy định nên khả năng được công ty bảo hiểm bồi thường là rất thấp.

 

Anh Vinh cho biết thêm, trong phần lớn hợp đồng bảo hiểm thân vỏ ôtô sẽ có điểm loại trừ, trong đó nêu rõ "xe dừng, đỗ tại khu vực cấm dừng, cấm đỗ theo quy định của pháp luật và bị thiệt hại (do mọi nguyên nhân)" sẽ là một trong những trường hợp mà công ty bảo hiểm không tiến hành bồi thường. Trong khi đó, Khoản 4 Điều 18 của Luật Giao thông đường bộ ban hành năm 2008 có quy định người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt.

Theo nội dung Điều 9 của Nghị định 56 ban hành năm 2018, phạm vi bảo vệ 2 bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường không đào, không đắp tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra là 5,4 m với đường sắt đô thị, 7,5 m với đường sắt tốc độ cao và 5,6 m đối với đường sắt còn lại.

Như vậy, chiếc Hyundai Creta khi được đỗ trong phạm vi bảo vệ 2 bên đường sắt và xảy ra va chạm với tàu hỏa được xếp vào trường hợp dừng, đỗ tại khu vực cấm dừng, cấm đỗ theo quy định của pháp luật. Do đó, gần như chắc chắn chủ xe Hyundai Creta trong vụ bị tàu hỏa đâm nát phần đầu vì đỗ gần đường ray sẽ không được công ty bảo hiểm đền bù.

Hiện trường vụ ô tô đậu sát đường ray, bị tàu hỏa đâm nát đầu

Đồng quan điểm, luật sư Lê Hồng Vân - Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, đối với trường hợp xe ô tô bị tàu hỏa đâm nát đầu vì đỗ gần đường ray, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định nguyên nhân để có kết luận cuối cùng. Căn cứ vào đó và hợp đồng bảo hiểm đã ký kết, đơn vị bảo hiểm sẽ xem xét có tiến hành bồi thường cho chủ xe hay không.

Trường hợp có căn cứ xác định chủ xe đã dừng đỗ sai quy định thì cá nhân này không những không được bồi thường mà còn có thể bị phạt hành chính theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng với hành vi “xe dừng, đỗ ở trong hành lang an toàn đường sắt” - luật sư Lê Hồng Vân nhấn mạnh, báo An ninh Thủ đô dẫn lời luật sư Lê Hồng Vân.

Tin nổi bật