Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ nhà báo Arab Saudi bị giết: Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu đoạn ghi âm bằng chứng?

(DS&PL) -

Washington Post khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu đoạn ghi âm và video chứng minh nhà báo Jamal Khashoggi bị giết bên trong lãnh sự quán Arab Saudi tại Istanbul hôm 2/10.

Washington Post khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu đoạn ghi âm và video chứng minh nhà báo Jamal Khashoggi bị giết bên trong lãnh sự quán Arab Saudi tại Istanbul hôm 2/10.

Tờ Washington Post dẫn nguồn tin từ chính phủ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ Thổ Nhĩ Kỳ đang sở hữu những bằng chứng quan trọng cho thấy nhà báo Jamal Khashoggi bị giết bên trong lãnh sự quán Arab Saudi.

Lãnh sự quán Arab Saudi ở Istanbul. Ảnh: AP

"Đoạn ghi âm bên trong lãnh sự quán phơi bày những gì đã xảy ra với Jamal sau khi ông ấy bước vào. Bạn có thể nghe thấy giọng ông ấy, giọng những người đàn ông nói tiếng Arab và âm thanh ông ấy bị thẩm vấn, tra tấn và sát hại", nguồn tin cho biết.

Các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ tin nhóm gồm 15 thành viên "đến từ Saudi Arabia" có liên quan trực tiếp tới cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi và đó là "vụ giết người được lên kế hoạch".

Phía Arab Saudi kịch liệt phủ nhận việc ông Khashoggi bị bắt sau khi ông đi vào trụ sở của phái đoàn ngoại giao.

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Thái tử Mohammed bin Salman nói ông Khashoggi đã rời lãnh sự quán không lâu sau khi ông đến hôm 2/10. Các quan chức Saudi đến nay vẫn chưa cung cấp bất kỳ chứng cứ nào cho khẳng định này.

Tổng lãnh sự Saudi ở Istanbul đã cho phép các phóng viên Reuters đi xem bên trong lãnh sự quán hôm 6/10 để chứng minh rằng ông Khashoggi không có ở đây.

Các nhà phân tích nói rằng ông Khashoggi có thể bị giới lãnh đạo Saudi xem là đặc biệt nguy hiểm. Trong nhiều thập kỷ, ông là người thân cận với giới cầm quyền, biên tập viên một tờ báo Saudi và cố vấn cho một cựu lãnh đạo tình báo nước này.

Tuy nhiên, Khashoggi từng nhiều lần thể hiện quan điểm bất đồng với chính phủ Arab Saudi. Ông tới sống lưu vong tại Mỹ năm ngoái do lo sợ bị trả thù.

Vi An (T/h)

Tin nổi bật