Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ mang giáo trình photo vào trường bị đình chỉ học: Nữ sinh được trở lại trường

(DS&PL) -

Sáng 15/2, Hội đồng kỷ luật của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh đã họp xem xét lại mức kỷ luật đối với sinh viên mang tám cuốn giáo trình photo vào khuôn viên trường.

Sáng 15/2, Hội đồng kỷ luật của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh đã họp xem xét lại mức kỷ luật đối với sinh viên mang tám cuốn giáo trình photo vào khuôn viên trường.

Liên quan đến việc nữ sinh mang giáo trình photo vào trường bị đình chỉ học tập 1 năm, báo VnExpress dẫn lời bà Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, nhà trường vừa ký quyết định giảm mức kỷ luật từ đình chỉ một năm xuống còn cảnh cáo đối với N. (nữ sinh năm hai khoa Luật Dân sự).

Ban đầu, hội đồng kỷ luật đề nghị hình thức kỷ luật từ đình chỉ một năm học xuống 6 tháng. Tuy nhiên, nghỉ học nửa năm đồng nghĩa sinh viên phải nghỉ học hết một năm do nhiều môn không theo kịp nên bà Quỳ quyết định hình thức cảnh cáo.

Nữ sinh Đại học Luật đã được quay trở lại trường - Ảnh: báo Lao Động

"Chúng tôi ra quyết định này dựa trên thái độ biết lỗi, nhận thức sai lầm của nữ sinh. Tôi khẳng định quyết định đình chỉ một năm học được đưa ra trước đây là đúng đắn", bà Quỳ nói và khẳng định từ đây trở về sau "với hành vi vi phạm tương tự sinh viên sẽ bị buộc thôi học".

Như báo Tuổi trẻ đã thông tin trước đó, một nhân viên bảo vệ trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện N. mang tài liệu photo trái phép gồm tám cuốn giáo trình khác nhau vào khuôn viên nhà trường. Theo lời N. cô mang số giáo trình photo vào trường để tặng người em cùng quê khóa sau

Việc này bị cho là vi phạm quyền tác giả và quy định của nhà trường nên Nguyễn bị đình chỉ học một năm.

Tuy nhiên, ngay sau khi trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đình chỉ nữ sinh N, đã có nhiều tranh cãi xảy ra.

Điều 202. Luật Sở hữu trí tuệ

Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

4. Buộc bồi thường thiệt hại;

5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Tin nổi bật